Hoa & Cây cảnh

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm

Trong danh sách 10 loại cây lọc sạch không khí tốt nhất mà NASA công bố, có một loại cây khá đặc biệt mang tên Lan Ý. Cây là biểu tượng của hòa bình, mang lại bình yên êm ấm cho cuộc sống người trồng. Lan Ý còn nổi bật bởi cây có hoa trắng khá dịu dàng, lá xanh quanh năm, trồng đất hay nước đều sống tốt. Nếu bạn thích cây này thì có thể thử cách trồng cây Lan Ý thủy sinh như bài viết dưới đây hướng dẫn.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm

Kỹ thuật trồng cây Lan Ý thủy sinh

Chuẩn bị trước khi trồng cây Lan Ý thủy sinh

Để trồng cây Lan Ý thủy sinh, bạn cần có cây Lan Ý trồng sẵn trong đất thật khỏe mạnh, một chậu trồng thích hợp, nước sạch và một số vật trang trí nếu muốn.

Chậu trồng cây Lan Ý thủy sinh thích hợp nên là bình thủy tinh trong suốt để có thể quan sát được bộ rễ trắng muốt tuyệt đẹp của cây. Một số người trồng cây trong ly thủy tinh, chai nhựa hoặc chậu vuông như bể cá cũng khá hay. Chậu trồng tráng epoxy ở trong cũng có thể dùng để trồng cây Lan Ý.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Chậu trồng cây Lan Ý thủy sinh nên bằng chất liệu trong suốt để dễ dàng quan sát bộ rễ trắng muốt

Dù chậu trồng bằng chất liệu gì thì yêu cầu đặt ra là có kích thước phù hợp với cây trồng, vừa vẹn với tán cây. Nếu chậu quá nhỏ sẽ không đủ không gian để rễ cây phát triển. Trường hợp miệng chậu quá rộng, kích thước lớn khiến cây dễ bị ngập hoặc đổ nghiêng gây úng lá. Để cố định bộ rễ không bị trồi lên trên mặt nước, bạn nên có thêm giỏ cây nhựa hoặc một vài viên sỏi. Sỏi trắng, sỏi màu hoặc những viên bi màu là lựa chọn hoàn hảo mà bạn nên sử dụng vì vừa có thể giữ vững cây đứng thẳng, vừa giúp chậu thêm sinh động hơn.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Trang trí thêm sỏi màu hoặc nuôi cá cho chậu Lan Ý thủy sinh thêm bắt mắt

Đối với những bạn thích nuôi thêm cá trong chậu Lan Ý thủy sinh, nên lưu ý rửa sạch sỏi trước khi bỏ vào chậu để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước, không tốt cho cá.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh theo quy trình

Đầu tiên, người trồng nhẹ nhàng tách cây Lan Ý ra khỏi chậu đất trồng cũ, ngâm bầu rễ vào chậu/xô nước sạch khoảng 2-3 ngày cho trắng rễ.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đầu tiên là ngâm bộ rễ trong nước

Sau khi ngâm, bạn hãy dùng nhíp hoặc dụng cụ chuyên dụng khác loại bỏ hết bụi bẩn và đất trong các củ rễ. Đồng thời, dùng kéo cắt tỉa bớt những rễ hư, rễ dài loằng ngoằng.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Dùng dụng cụ loại bỏ bụi bẩn và rửa sạch bộ rễ cây Lan Ý

Tiếp theo, pha một nắp chai dung dịch dinh dưỡng kèm nước sạch cho vào chậu trồng, nhẹ nhàng đặt cây vào sao cho nước ngập vừa đủ bầu rễ. Nước dùng để trồng cây Lan Ý thủy sinh đảm bảo không mặn, không phèn, không chứa clo hay axit.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Cắt tỉa bớt rễ già cây Lan Ý và pha nước kèm dung dịch thủy sinh để trồng cây

Khoảng 1 tuần sau khi trồng cây Lan Ý thủy sinh, bạn cần thay nước cho cây, và định kỳ như vậy suốt thời gian trồng. Lúc thay nước, nên rửa sạch bộ rễ, cắt bỏ bớt rễ già hoặc hư và lau sạch bề mặt trong, ngoài của chậu trồng.

Cách chăm sóc cây Lan Ý thủy sinh

Cung cấp ánh sáng

Cây Lan Ý trồng trong nước cũng giống như trồng đất, là cây có thể sống tốt trong điều kiện thiếu sáng, trong bóng râm hoặc nhà ở. Tuy nhiên, nếu đặt chậu cây hoàn toàn ở nơi thiếu sáng, hoa Lan Ý nở ra sẽ dần chuyển sang màu xanh nhạt, không còn trắng muốt tinh khôi nữa.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh là cung cấp ánh sáng nhẹ để hoa được đẹp

Đó chính là lý do mà thỉnh thoảng người trồng nên đem chậu cây ra phơi nắng nhẹ vài giờ. Thích hợp nhất là 1 lần/tuần từ 6h-10h sáng. Đặc biệt tránh phơi nắng gắt bởi có thể làm cháy lá, héo hoa Lan Ý.

Bên cạnh đó, cách trồng cây Lan Ý thủy sinh trong nhà là hãy sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng thêm cho cây. Nhờ ánh đèn, cây sẽ phát triển mạnh hơn, nhiệt độ cũng loại bỏ ẩm mốc và sâu bệnh cho cây.

Tỉa lá thường xuyên

Cây Lan Ý có lá mọc khá rậm rạp, lại được trồng trong nước nên dễ sinh muỗi hoặc các loại côn trùng gây hại khác. Do đó, bạn cần tỉa bớt lá già, úa của cây; vừa tiết kiệm chất dinh dưỡng, giúp cây khỏe mạnh, xinh xắn hơn; lại có thể tránh các loại côn trùng.

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh

Đồng thời, lời khuyên đưa ra là nên nuôi thêm vài chú cá bảy màu trong chậu Lan Ý thủy sinh để chúng bắt hết bọ gậy, lại thêm vẻ sặc sỡ cho chậu cây.

Ngoài việc tỉa lá, bạn cũng phải lau sạch lá thường xuyên nhé. Bởi cây Lan Ý lọc không khí khá tốt, nên bụi bẩn sẽ bám đầy vào lá. Nếu chậu cây đầy bụi đặt trang trí trong nhà hoặc trên bàn làm việc thì nhìn không hay một tí nào.

Bổ sung dinh dưỡng

Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật giúp cây xanh tốt quanh năm
Kỹ thuật trồng cây Lan Ý thủy sinh đòi hỏi phải bổ sung dinh dưỡng cho cây

Cây trồng thủy sinh không cần bón phân, tuy nhiên, vẫn cần chất dinh dưỡng. Khoảng 2 tuần đến 1 tháng, tùy vào kích thước cây, bạn cần cho thêm dung dịch thủy sinh vào chậu Lan Ý nhé. Nếu trong chậu có nuôi cá thì hãy chuyển cá ra chậu khác, tránh để cá sống trong môi trường có chất dinh dưỡng dành cho cây, sẽ gây hại. Khi nào bạn thay nước sạch lại thì hẵng chuyển cá vào để nuôi tiếp. Thức ăn của cá không làm cây chết nhưng “thức ăn” của cây thì chưa hẳn là an toàn với cá. Lưu ý điều này bạn nhé.

Và nếu muốn biết tất tần tật về loại cây dịu dàng này, bạn có thể tham khảo ngay tại: “Từ điển” kiến thức về cây lan ý

Cuối cùng, chúc các bạn có một chậu cây thật đẹp để trang trí với cách trồng cây Lan Ý thủy sinh mà chúng tôi vừa hướng dẫn. Nếu có điều gì thắc mắc các bạn có thể liên hệ với hotline 0985 507 150 của Vườn Cây Việt để được tư vấn tận tình mà hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:

TOP 10+ cây thủy canh đẹp, dễ trồng và những lưu ý khi chọn, chăm sóc cây