Kiến thức thảo dược

Cách trồng và chăm sóc cây ý dĩ tại nhà

Trồng dược liệu tại nhà để chủ động nguồn dược là điều đang được mọi người quan tâm. Việc trồng cây ý dĩ cũng không nằm ngoại lệ. Chỉ với một mảnh đất nhỏ, một ít công sức trồng là bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được cây ý dĩ tại nhà.

cách trồng cây ý dĩ
Cây ý dĩ

Đặc điểm sinh học của cây ý dĩ

Cây ý dĩ có thể sinh sống quanh năm, khi cây phát triển có thể cao tới khoảng 2m. Thân cây có đặc điểm nhẵn bóng, và không có lông nhưng vạch dọc ở thân cây. Lá có đặc điểm to, rộng tới khoảng 3cm, nhưng rất dài lên tới 40 cm và có gân ở giữ to. Bạn có thể tưởng tượng lá của nó giống như cây cỏ sữa thường được trồng lấy cỏ cho bò ăn. Hoa có đặc điểm đơn tính, thường mọc ử vùng kẽ lá. Qủa được bao bọc bằng bẹ của lá.

Cách trồng cây ý dĩ

1. Cách trồng:

– Thời vụ trồng vào tháng 3-4.

– Nhân giống bằng hạt: chọn những hạt chắc mẩy, không có bệnh. Lọc hạt giống bằng cách ngâm hạt vào nước, những hạt chìm và có màu trắng là hạt giống tốt. Sau đó ngâm hạt giống vào nước ấm 35-400C trong 3-4 giờ rồi vớt ra để ráo nước.

– Đánh luống cao 10-15cm. Đào những hốc thành hàng, mỗi hốc cách nhau 15-17cm. mỗi hàng cách nhau 40-45cm. Bón phân vào hốc.

– Gieo hạt vào hốc theo tỷ lệ 1-2 hạt/hốc (1 sào gieo 1kg hạt giống).

2. Chăm sóc:

– Khi cây lên cao 2-3 lá thì xới xáo, bón thúc để cây phát triển.

– Khi cây ra hoa thì phải rung cây để hoa đực và hoa cái thụ phấn được với nhau.

– Cần chú ý chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

3. Kỹ thuật thu hái và sơ chế:

– Thu hoạch vào đầu mùa đông khi cây héo vàng và quả chuyển thành màu nâu nhạt.

– Cắt bông ý dĩ phơi khô, lấy hạt. Khi dùng, giã bỏ vỏ, lấy nhân. Dùng sống hoặc sao vàng.

Công dụng của cây ý dĩ

Ý dĩ có đặc điểm chứa nhiều chất tinh bộ và chất néo, pritid nên tường được dùng như là một vị thuốc để chữ nhiều bệnh như tả lỵ, rất lợi tiểu tiện, chữa gân co, chữa bệnh phong thấp lâu năm. Bạn chỉ cần dùng thuốc khoảng 30 g được sắc thuốc để phối hợp với nhưng vị thuốc khác.

– Bên cạnh đó thì ý sĩ có đặc điểm ngọt, tính hơi có vị hàn nên loại thảo dược này thường được dùng để chữa bổ phế, chữa thanh nhiệt,….

– Bên cạnh đó thì loại cây này còn được dùng để chữa những bệnh như là chữa đi tiện ra sỏi, chữa lao lực hoặc bệnh nôn ra máu, chữa tê thấp,…