Món ăn bài thuốc

Ăn Trầu Không có tốt không?

Trầu Không ăn vào có vị cay, nồng, nếu là lần đầu ăn sẽ khó tránh khỏi bị “say”. Thế nhưng một điều lạ là “càng ăn càng ghiền” với món trầu không này. Vậy ăn trầu không có tốt không? Hãy cùng xem Đông y nói gì về lá Trầu Không ngay tại bài viết này.

Ăn Trầu Không có tốt không?
Ăn Trầu Không có tốt không?

Tên khác: Trầu – Trầu hương – Phù lưu đằng – Mô lu (Khơ me) – Hsuê êhang (Thượng) – Thược tượng – Thanh củ.

Cách trồng Trầu Không: trồng bằng đoạn thân cho leo lên tường đầu hồi nhà vào các tháng 3 – 5.

Bộ phận dùng: Lá, rễ và thân.

Thu hái, chế biến: Lá tươi và thân thu hái quanh năm.

Rễ thân: Chọn những đoạn thân già và đào lấy rễ vào mùa thu. Rửa sạch phơi khô.

Công dụng của Trầu Không:

Dùng chữa: Lở loét, viêm chân răng, hôi mồm, tê thấp.

Liều dùng: 5 – 12g/ngày.

Theo kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong lá trầu: có 85,4% nước, 3,1% protid, 0,8% chất béo và 6,1% đường. Ngoài ra lá trầu còn chứa nhiều canxi, carotene, các vitamin gồm vitamin C, thiamin, riboflavin và niacin. Trong lá trầu còn chứa nhiều tannin, đường, ester và tinh dầu. Tinh dầu có mùi thơm, vị cay, màu vàng nhạt được gọi là chavicol, có tác dụng sát trùng mạnh đối với các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và trực trùng coli nên được dùng làm thuốc chữa lỵ và sốt rét.

an-trau-khong-co-tot-khong-1

BÀI THUỐC ỨNG DỤNG

Bài 1: Chữa viêm răng có mủ, hôi mồm.

Lá Trầu không 1000g

Thái nhỏ cho thêm 2 lít nước đun sôi kỹ, gạn lấy dịch thuốc, cô đặc, dùng tăm bông chấm nước trầu không bôi vào lợi răng hàng ngày. Ngày nôi 3 – 4 lần.

Bài 2: Chữa đau nhức mình mẩy.

Rễ, thân Trầu không: 16g

Rễ lá lốt: 12g

Rễ gấc: 12g

Thêm 300ml nước, sắc lấy 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài 3: Chữa bệnh hăm bẹn, nách, cổ trẻ sơ sinh

Lá trầu không: 20 30g

Nước: 2 lít

Cho lá trầu không thái nhỏ vào nước đun sôi 2 phút, để nguội, rửa cho bé.

Tuy lá Trầu không có những công dụng tốt như trên nhưng không nên lạm dụng, vì trong những vùng có nhiều người theo tục lệ ăn trầu có trường hợp bị ung thư miệng và môi. Đôi khi các triệu chứng như khó tiêu, viêm lợi chảy mủ, ung thư lưỡi và gò má vẫn có thể xảy ra ở những người nhai trầu vô độ.

Tổng hợp.

Thông tin thêm: Phương pháp trị nám da bằng lá trầu không