Ngộ độc thức ăn là trường hợp xảy ra sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp bạn có thể tự chữa hết tại nhà bằng những bài thuốc dân gian.
Nội dung
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng.
Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị…
Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất do ô nhiễm môi trường.
Các dạng ngộ độc thực phẩm và biểu hiện
Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.
Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.
Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Cách chữa ngộ độc thức ăn kịp thời ngay tại nhà
Những bài thuốc dưới đây được trích dẫn trực tiếp từ sách: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây do Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt biên soạn (Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 1999).
Bài 1
– Thành phần: Trám tươi 100 gam.
– Cách chế: Bỏ hạt giã nát, hòa ít nước, vắt lấy nước.
– Công hiệu: Chữa ngộ độc do ăn nấm độc (cũng có thể giải độc cá nóc).
– Cách dùng: Uống ngày 2-3 lần.
Bài 2
– Thành phần: Múi mít với số lượng thích hợp.
– Cách chế: Ninh nhừ.
– Công hiệu: Chữa ngộ độc rượu cồn.
– Cách dùng: Ăn cả cái lẫn nước.
Bài 3
– Thành phần: Vỏ chuối tiêu 60 gam.
– Cách chế: Sắc kỹ.
– Công hiệu: Giã rượu.
– Cách dùng: Đem uống nước đã sắc.
Bài 4
– Thành phần: Múi bưởi 60-90 gam.
– Cách chế: Múi bưởi đem bóc bỏ vỏ – hạt.
– Công hiệu: Giã rượu hoặc chữa hôi miệng sau khi uống rượu.
– Cách dùng: Ăn từ từ.