Công dụng của cây bìm bìm từ lâu đã được y học cổ truyền khám phá. Nó có khả năng chữa đái ra máu, ho, mụn nhọt, đái rắt,… Nhưng quan trọng hơn, những công dụng này ngay nay đã được y học hiện đại chứng minh và công nhận.
Nội dung
Sự nhìn nhận của y học về công dụng của cây bìm bìm
Theo Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam, bìm bìm là loại cây dây leo thường mọc hoang ở các bụi hay bờ rào, có tên khoa học Ipomoea cairica (L) Sweet thuộc họ bìm bìm (Convolvulacae). Là loại cây dây leo, thân quấn, mảnh, nhẵn, lá mọc so le có 5 thùy, hình chân vịt.
Phiến lá mỏng, hình mác, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, gân lá nổi rõ, cuống dài 2- 5cm, có hai lá nhỏ kèm theo do chồi nách sinh ra. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lưỡng phân. Hoa to hình phễu có màu trắng hoặc lam tím. Quả nang hình cầu. Toàn cây đều được sử dụng làm thuốc vì giàu dược tính, có thể sử dụng tươi hay khô.
Theo đông y lá bìm bìm có tính hàn, vị ngọt, đi vào các kinh can, phế, thận, bàng quang; có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt, giải độc, thông lâm… nên trong dân gian thường dùng để chữa trị đái dắt, đái buốt, phù thũng…
Tại Trung Quốc cũng sử dụng bìm bìm để trị ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thông, đái ra máu, mụn nhọt, đinh độc… Liều sử dụng thông thường từ 15 – 30g tươi (từ 7 – 12g khô).
Công dụng của cây bìm bìm mà ít người biết đến
Chữa đái ra máu: Dây, lá bìm bìm 30g, hạt dành dành (sao đen) 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa ho phế nhiệt (tức viêm phế quản), chọn 1 trong hai phương sau:
– Dây, lá bìm bìm tươi 30g, lá dâu 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.
– Dây lá bìm bìm tươi 30g, thân cây sậy 100g, rau diếp cá 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, cần uống 5 – 7 thang.
Chữa mụn nhọt, đầu đinh: Lá bìm bìm tươi ngày sắc 15 – 30g lấy nước uống. Kết hợp lấy lá bìm bìm rửa sạch để ráo nước cho thêm vài hạt muối ăn, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.
Chữa đại tiện khô táo: Lấy dây bìm bìm phơi khô, tán bột ngày dùng 3g hãm với nước sôi như pha trà lấy nước uống trong ngày.
Chữa đái rắt, đái buốt (dùng 1 trong 3 phương):
– Lá bìm bìm 50g, lá mảnh cộng 50g, đem sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
– Lá bìm bìm 30g, lá mã đề 20g, râu ngô 20g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
– Dây, lá bìm bìm 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc ngày 1 thang, lấy nước uống trong ngày.
Chữa phù thũng: Lấy lá bìm bìm non nấu canh với cá quả hay cá diếc ăn cho đến khi đái nhiều hết phù (chú ý kiêng mặn trong thời gian phù).
Chữa phù sau đẻ, đái ít: Lá bìm bìm 50g, bèo cái (cắt bỏ rễ) 50g, lá dâu 50g, ích mẫu 50g, lá sen 2 tàu, đậu đen 1 chén con. Tất cả đem sao vàng sắc uống ngày 1 thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Cần uống liền 10 – 15 ngày.
Chữa gãy xương kín: Dây bìm bìm, dây tơ hồng, dây đau xương, ráy leo, mỗi thứ đều có lượng như nhau đem giã nát rồi trộn với chút rượu, và đắp bó vào nơi xương gãy. Ngày thay 1 lần (lưu ý trường hợp bó phải được chỉnh xương gãy đúng trục trước rồi mới bó, do vậy chỉ sử dụng khi xa cơ sở y tế không có điều kiện tiếp cận sớm)….
Tổng hợp