Cách trồng cây sứ trong chậu không hề khó. Nhưng làm thế nào để tạo dáng cho cây và đặc biệt, chăm sóc làm sao cho hoa ra đúng ngày tết là điều không phải ai cũng làm được. Đừng lo, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.
Nội dung
1. Chậu trồng
Người ta thường lựa chọn trồng sứ trong chậu vì như thế dễ chăm sóc và đẹp hơn là trồng trong sân vườn. Trồng trong chậu thì bạn sẽ dễ dàng di chuyển bộ rễ sang chậu mới hơn. Trồng lâu ngày thì bộ rễ của cây hoa sứ sẽ phình to nên bạn cần thay chậu để bộ rễ có không gian để phát triển. Nên nhớ khi chuyển sang chậu mới, phải nâng bộ rễ lên cao khỏi miệng chậu như thế thì chậu hoa sứ mới có dáng đẹp.
Với chậu trồng bạn phải đảm bảo lỗ thoát nước luôn được thông thoáng, kích thước của chậu phải phù hợp với bộ rễ. Bạn nên tính thêm không gian để cho bộ rễ phát triển. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu để bạn lựa chọn, bạn có thể lựa chọn chậu đất, chậu sứ hoặc chậu cảnh greenbo mới lạ có thể tiết kiệm không gian và làm vật trang trí cho ban công nhà bạn.
2. Đất trồng
Như đã nói ở trên, chậu hoa sứ rất dễ trồng nên về đất trồng thì bạn có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây.
3. Gieo trồng
Đã có chậu trồng và đất trồng thì bạn có thể bắt tay vào trồng rồi đấy. Có 2 cách phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Phương pháp giâm cành được nhiều người dùng nhưng phương pháp gieo hạt tuy tốn công chăm sóc để hạt nảy mầm thì về sau sẽ cho bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng.
4. Tạo hình cho chậu hoa sứ
Sau một thời gian thì chậu hoa sứ của bạn sẽ có một bộ rễ phình to. Đây là lúc bạn làm đẹp cho chậu hoa sứ của mình. Những bông hoa sứ sẽ càng trở nên kiêu sa khi được khoe sắc trên một thân cây được tỉa tót gọn gàng và có hình dáng đẹp. Với những ai đã từng chơi chậu bonsai thì sẽ thấy tạo dáng cho chậu hoa sứ dễ hơn nhiều. Bạn tạo dáng cho chậu hoa sứ bằng cách nâng bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa rể theo hình dáng mà mình ưa thích. Hoặc có thể lấy toàn bộ bộ rễ ra khỏi chậu, rửa sạch đất rồi tiến hành cắt tỉa. Nên nhớ là phải để cho những vết cắt lành sẹo rồi mới trồng trở lại.
Các thao tác căn bản khi thực hiện
Bước 1: Nhổ cây sứ khỏi chậu, khều bớt đất quanh bộ củ ra bằng que tre, tránh làm trầy củ và đứt, dập rễ. Dùng vòi xịt (để rửa sạch đất bám ở rễ củ).
Bước 2: Dùng dao bén hoặc dao lam cắt tỉa bộ nhánh sứ để to dáng theo ý muốn và đồng thời tỉa bỏ những rễ nhỏ quanh bộ củ, phần mà ta sẽ trồng nổi lên sau này.
-Cắt bỏ những rễ cám nhỏ quanh các chùm đầu rễ phía dưới, nhằm giúp ta tránh được hiện tượng thúi rễ cám lúc trồng lại vô chậu, do bị ép dập.
-Tất cả các vết cắt nhánh, rễ củ đều được trét thuốc trừ bệnh(Vicarben, Aliette…)hay vôi tôi, sơn, nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiễm bệnh thúi ủng sau khi trồng lại vô chậu.
Bước 3: Treo cây sứ lên, phơi khô ở nơi râm mát từ 5-10 ngày, nhằm làm cho các vết cắt khô và lành. Chú ý treo ở nơi khô mát chứ không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị phỏng và hư thúi bởi những vết bỏng này.
Bước 4: Đem sứ trồng vào chậu đã định trước, chất liệu tùy theo bạn chọn đất đã được tưới vừa dủ ướt trước khi trồng, và sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50% (nắng buổi sáng ở mái hiên), trong thời gian khoảng 15-20 ngày cho đến khi ta thấy những mâm sứ bắt đầu nhú ở ở chỗ vết cắt. Trong thời gian đầu-từ lúc trồng đến lúc nhú mầm-ta chỉ tưới sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô, để giữ ẩm, chứ không tưới ngập tràn vì dễ làm thúi sứ do lúc này cây sứ chưa có lá , sự hút nước kém, nếu bị ngậm nước cây sứ dể bệnh thúi.
Bước 5: Khi chậu sứ đã bắt đầu nhú mầm cũng là lúc ta để cây sứ ở nơi nắng 80-100%: Giai đoạn này ta có thể tưới nước bình thường. Khi thấy đất vừa khô lớp mặt. Chú ý lúc này cây sứ rất dễ có sâu do có nhiều chồi non. Cách tốt nhất là lượm trứng và bắt sâu con vừa xuất hiện hơn là dùng thuốc, vì dễ làm lá non sứ bị cháy.
-Lúc này ta dùng phân NPK 20-20-20 là hợp lý cho tới khi chồi lá phát triển hoàn chỉnh.dài đến 10 cm thì ta chuyển qua chế độ phân NPK 15-30-15 hay 20-30-20 để cây sứ ra hoa.
-Chỉ bón thêm hữu cơ khi cây sứ đã ra chồi non, có lá hoàn chỉnh. Vì nếu bón sớm, bộ rễ cây còn non dễ bị cháy rễ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Bước 6: Sau khi cắt, trong quá trình cây sứ ra chồi, bắt đầu ra hoa thì việc chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ bón phân, có thể kéo dài hơn 6 tháng. Đến lúc nào tàn sứ bắt đầu mất dáng, cành dài và ngã đổ thì ta lại sử lý như ban đầu hoặc chỉ cần cắt to dáng lại nhưng không thay chậu, đất mới.
5. Điều khiển việc ra hoa
Muốn chậu hoa sứ ra nhiều hoa thì không được để cành hoa ra quá dài. Bạn phải cắt tỉa những cành hoa quá dài mỗi lần mà hoa sứ đã tàn. Như vậy sẽ kích thích cây mọc ra nhiều nhánh mới như thế sẽ cho nhiều hoa. Muốn chậu hoa sứ ra hoa vào dịp Tết thì nếu trong năm lượng mưa đều thì cắt bỏ cánh vào rằm tháng 7 âm lịch, nếu mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành muộn hơn vào tháng 8 âm lịch.
6. Bón phân
Các loại phân bón hữu cơ hay vô cơ đều thích hợp cho sự phát triển của chậu hoa sứ. Bạn có thể tham khảo cách bón phân theo liều lượng dưới đây tùy thuộc vào độ tuổi của cây:
• Cây sứ dưới 6 tháng tuổi: Đây là thời kì cần kích thích ra chồi, lá, rễ nên cần hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khoảng 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần.
• Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
• Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.
7. Diệt trừ sâu hại
Chậu hoa sứ rất dễ bị sâu hại tấn công, vì thế nên thường xuyên quan sát cây để phát hiện ra sâu bệnh, từ đó lựa chọn được loại thuốc trừ sâu thích hợp. Với những kiến thức phổ thông này chúc bạn sẽ có một chậu hoa sứ đẹp và nhớ chọn cho mình chậu hoa greenbo làm chậu cho cây hoa sứ tuyệt đẹp của mình nhé.
Lời khuyên cho người trồng sứ cảnh
Nói chung, để tạo được 1 cây sứ đẹp, không nhất thiết ta cứ phải cắt tạo dáng theo 1 khuôn mẫu nhất định (tán tròn, lõm, thác đỗ…) mà ta có thể tạo dáng sứ theo hình dáng cây có sẵn. Quan sát bộ củ (cân đối hay lệch tâm hoặc bất định), bộ thân (có thân chánh như cổ thụ, thân siêu phong, thân chùm nhiều nhánh,thân cụt, …) bộ nhánh (nhánh sum suê, đầy đặng các phái hay nhánh thưa, dài lệch tâm) mà ta chọn cho mình cách tạo 1 cây sứ có dáng đẹp.
– Thật sai lầm khi ta cắt ngang 1 cây sứ có thân nhánh cao lớn để thành 1 cây sứ lùn, phân nhánh theo kiểu cành đào. Vì bản thân vết cắt lớn là đã xấu rồi nói chi đến sự việc hài hòa, liền lạc giữa nhánh mới (nhỏ) với thân gốc (lớn ), phải mất thời gian khá dài(4-5 năm trở lên).
Một cây sứ tự nhiên đẹp dù cành vươn dài nhưng lại phù hợp với dáng sứ cao, đơn thân , sừng sững. Bộ nhánh già cỗi ít lá nhưng lại phù hợp với cây sứ có thân củ lâu năm như thế mang trên mình bộ nhánh hài hòa, liên tục giửa gốc thân nhánh rồi đến hoa và yếu tố thời gian được thể hiện trọn vẹn trên cây sứ. Nếu có chỉnh sửa thì ta chỉ chỉnh cho cây đứng vững, nhánh phân bố mạch lạc và chỉ cắt ngắn nhẹ để cây không mất dáng.
-Đối với những cây sứ có bộ củ đẹp, gọn có thể trồng chậu cạn để làm sứ Bonsai, ta vẫn phải tuân theo nguyên tắc cân đối hài hòa giữa gốc, thân, nhánh. Nhánh ở đây được cắt gọn nhiều lần để ạo sự liền lạc thân nhánh đồng thời thỏa mãn hình dáng của 1 cây Bonsai gọn gàng.
Xem nhiều thông tin chuyên ngành hơn về cây sứ tại website: http://caysucanh.com/
Tổng hợp