Cách trồng cây thủy tiên không hề khó. Quan trọng là bạn cần biết được cách kiểm soát sự phát triển của cây. Có như vậy mới có thể có được những chậu bách thủy tiên xinh lung linh.
Cây Bách Thủy Tiên là một trong những loại cây thủy sinh được nhiều người ưu thích, cây có dáng đẹp, thích hợp trang trí trong nhà, bàn khách, bàn học, bàn làm việc mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, mang đến niềm vui cho bạn. Kỹ thuật trồng cây Bách Thủy Tiên thủy sinh cũng không quá phức tạp chỉ cần biết cách chăm sóc cây sẽ xanh tốt quanh năm.
Cây Bách Thủy Tiên có tên gọi khác là cây Thủy Cúc, Từ Cô lá tim, tên khoa học là Echinodorus cordifolius thuộc họ thực vật Alismataceae. Bách Thủy Tiên có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và miền bắc của Nam Mỹ.
Bách Thủy Tiên có đặc điểm là lá có màu xanh sáng, bóng, có hình ovan hơi tròn. Đối với loại bách thủy tiên sống dưới nước có lá tròn và rộng hơn. Đặc biệt, Bách Thủy Tiên có hoa đẹp, màu trắng, hoa tụ tán trên một phát hoa dài 60 đến 80 cm, phát hoa có khoảng 3 đến 9 vòng hoa, mỗi vòng hoa có từ 3 đến 15 chiếu, nhị hoa màu vàng cuống hút côn trùng khám phá.
Nội dung
Cách trồng cây bách thủy tiên
1. Dụng cụ trồng và đất trồng
Bạn có thể trồng cây bách thủy tiên ở bình thủy tinh, gốm, sứ, thùng xốp, khay nhựa hoặc ao, hồ nước nông.
Bách thủy tiên là loại cây ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây có thể phát triển tốt ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc đầy đủ ánh sáng.
Theo các chuyên gia phong thủy, cây lan nước còn mang đến niềm vui, may mắn, sự thịnh vượng cho gia chủ.
Nếu trồng cây bằng đất, bạn nên chọn những loại đất nhiều mùn, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn thêm tro trấu, mùn cưa, phân chuồng hoai mục, phân trùn quế.. để đảm bảo dinh dưỡng cho cây.
2. Trồng cây
Không giống với những loài khác, cây bách thủy tiên được nhân giống khá đặc biệt. Người ta thường nhân giống khi vòng hoa dài có một túm lá nhỏ ở đầu vòi. Lúc này, chèn đầu vòi này xuống và ngâm vào nước, sau 1 khoảng thời gian cây con sẽ mọc mầm.
Bạn có thể trồng bằng cả phương pháp thủy sinh lẫn đất trồng. Nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức thì bạn có thể tìm mua cây giống bán sẵn ở các cửa hàng bán cây cảnh.
3. Chăm sóc
Luôn duy trì mực nước ngang cổ rễ hoặc trên cổ rễ 1cm. Lưu ý: Tuyệt đối không để cây bị khô nước.
Nếu trồng thủy sinh, cứ 1 tuần thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây (bạn có thể tìm mua ở cửa hàng bán cây cảnh). Nếu dùng nước máy thì nên xả khoảng 1 ngày cho khí clo bay bớt mới dùng để tưới hoặc thay nước cho cây.
Thường xuyên cắt tỉa, lau sạch lá để phần phá khô héo, vàng úa không bị rơi vào trong bình.
Nếu trồng trong nhà, thường xuyên phải cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cây xanh tốt và phát triển nhanh hơn.
Trồng cây trong đất thì cứ khoảng 15 ngày hòa tan phân đạm tưới vào xung quanh gốc cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước vo gạo để tưới cho cây.
Trong thời gian đầu, tránh tác động tớ cây để bộ rễ không bị tổn thương.
4. Cách khắc phục cây bị héo
Khi quan sát thấy cây cảnh có hiện tượng vàng úa, rụng lá…phải kịp can thiệp để xử lý kịp thời. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào cây khiến cây sẽ nhanh chóng héo rũ. Nơi chăm sóc cây phải mát, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bời vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa và tưới nước đầy đủ hoặc pha đạm hòa loãng với nước để tưới cây mỗi tuần/lần. Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng tốt nhất là dùng mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước cho cây.
Tổng hợp