Ý nghĩa phong thủy

Bộ cây cảnh tam đa gồm những cây gì và ý nghĩa ra sao?

Bộ cây cảnh tam đa là bộ cây cảnh mang ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Nó là sự tượng trưng cho tam tài, tam giáo, và thậm chí là trời – đất – con người (Thiên, Địa, Nhân).

Ý nghĩa của bộ cây cảnh tam đa là gì?

Tam có nghĩa là 3. Trong phong thủy, số 3 hàm chứa 1 sức mạnh huyền bí. Đó là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, những nét truyền thống văn hóa trong quan hệ trên dưới, gia đình,… và mong muốn của con người trong cuộc sống.

Theo đó, bộ cây cảnh tam đa mang ý nghĩa: Phúc – Lộc – Thọ ( Nhiều con cháu- tiền tài nhiều – sống lâu).

3 cây hay 1 cây có 3 tán hoặc 3 cây cùng gốc đều được gọi là bộ cây cảnh tam đa.

Bộ cây cảnh tam đa gồm những cây gì?

Sung

Sung được nhiều người chơi cây yêu chuộng vì dáng thế của sung rất đẹp khi người ta biến nó thành cây cảnh nghệ thuật (bonsai). Cùng với đó sung cũng có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong phong thủy. Sung là loại cây trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa. Người Việt Nam thích bày trong sung trong ngày Tết vì tên của sung mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, viên mãn. Vậy nên quả sung thường được bày trên mâm ngũ quả.

Tết đến, không chỉ có hoa đào, hoa mai, hoa cúc…mà người ta không thể quên được cây sung để làm cây cảnh trang trí trong nhà. Những người chơi cây sếp sung đứng đầu trong bộ cây cảnh tam đa: phúc (sung), lộc (lộc vừng) và thọ (vạn tuế).

Sung đứng đầu trong bộ cây cảnh tam đa
Sung đứng đầu trong bộ cây cảnh tam đa

Lộc Vừng

Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng của Lộc Vừng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều. Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình.

Cũng theo quan niệm của người xưa, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn để phát triển kinh tế.

Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý là nhiều
Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý là nhiều

Thiên Tuế

Thiên tuế là loại cây sống lâu năm. Cây có thân hình trụ và ít chia nhánh. Lá mọc thành dạng vòng, mọc dày đặc ở đỉnh thân. Những lá dài có hình lông chim, cuống lá có gai. Lá nhỏ sẽ thuôn về phía gốc và phía đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng và có màu xanh đậm, cứng, phần đầu có gai nhọn.

Cây có ý nghĩa phong thủy tốt, mang lại sự bền vững trong con đường công danh sự nghiệp bởi sự uy nghi của cây. Ngoài ra, cây còn có chức năng cân bằng khí âm dương. Điều này được tin là sẽ tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống cho gia chủ.

Cây Thiên Tuế có chức năng cân bằng khí âm dương
Cây Thiên Tuế có chức năng cân bằng khí âm dương

Những lưu ý khi chơi cây cảnh

Các nghệ nhân cây cảnh thường tạo dáng cây theo các chủ đề truyền thống như tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, nhị thập tứ hiếu… trong đó các phần ngọn, thân, rễ tương đương với thiên – địa – nhân, phải hài hòa, không được xem nhẹ phần nào. Tiêu chuẩn cơ bản là nhất của bộ cây cảnh tam đa và nhiều bộ khác đó là hình – nhì thế – tam chi – tứ diệp nhằm có được những dáng cây hài hoà, khoẻ mạnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ truyền thống vừa tạo nên hình thế tươi đẹp cho người thưởng ngoạn và cải tạo tốt nội khí nơi ở.

Sức khoẻ của cây cối cũng là thước đo sinh khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì sự quân bình. Gần thì điều chỉnh tại ngay cây đó như xới đất, tưới nước hay tỉa cành, xa hơn là quan sát cả không gian chung quanh xem có bị nắng nóng hay để cây quá sâu trong nhà khiến cây thiếu dưỡng khí hay không.

Tổng hợp