Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây tùng tuyết có tên khoa học là Cedrus sp, thuộc họ Thông, có nguồn gốc từ phía Tây dãy Himalaya và Địa Trung Hải.
Nội dung
Mô tả
Thuộc cây thân gỗ, có chiều cao từ 10-20m, còn cây để bàn trang trí chỉ cao chừng 20-30cm. Lá cây có hình kim, dài 8-60mm, xếp thành dạng xoắn ốc mở trên cành dài và trong các cụm xoắn ốc dày đặc trên cành ngắn. Màu sắc của lá tùy thuộc vào độ dày lớp sáp trắng bảo vệ lá mà lá có màu xanh lục nhạt, lục đậm hoặc lục lam đậm.
Quả có dạng hình thùng, dài 6-12cm, rộng 4-8cm, có màu xanh như lá và khi chín chuyển thành màu nâu. Hạt trong quả, dài 10-15mm, có một cánh dài 20-30mm, có chứa nhựa vị hăng mùi khó chịu.
Đối với cây tuyết tùng để bàn thì thân nhỏ, lá mọc um tùm, thường không có hoa và quả, cây tỏa ra một mùi thơm nhẹ.
Ý nghĩa phong thủy
Là loài hoa mộc được trồng đầu tiên trong tất cả các loài hoa mộc khác, đại diện cho trăm cây, mang ý nghĩa trường thọ, hoa còn được dùng làm hoa trang trí trong các lễ cúng. Người xưa còn tin rằng, nếu trong giấc mơ có xuất hiện cây tuyết tùng có nghĩa rằng bạn có những lý tưởng mới và sẽ giúp bạn thành công trong công việc.
Ý nghĩa tâm linh: Cây tùng có thể xua đuổi ma quỷ, những ám khí xấu trong nhà do chúng luôn sợ cây này. Người xưa cho rằng quả cây tùng khi ăn có thể trương sinh bất lão, cây còn có thể hóa nhập biến thành các con vật.
Tượng trưng cho khí chất quân tử: Cây có thể sống hiên ngang dù trong hoàn cảnh hay thời tiết nào, vì vậy cây được ví như một người kiên cường vượt qua mọi khó khăn và không chịu khuất phục trước khó khăn. Cây luôn mang mang màu xanh mát quanh năm cũng thể hiện cho sức sống mãnh liệt và tươi mới.
Thể hiện tình thương yêu: Sự trường tồn bất diệt của cây qua năm tháng còn thể hiện sự nhớ thương đến những người đã khuất, vì vậy cây thường được chọn để trồng ở bên cạnh những phần mộ của người thân trong gia đình.
Không những thể hiện tâm lòng nhớ thương, cây tuyết tùng còn tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên.
Ý nghĩa liêng thiêng: Thân cây còn dùng làm cửa ra vào của đền chùa và được xem là nơi trú ngụ của các thần linh và là thông đạo nối thông lên thượng giới.
Tốt cho sức khỏe: Cây tuyết tùng còn gắn liền với sức khỏe của mỗi người, khí thoát ra từ cây giúp thanh lọc không khí, giúp cân bằng cảm xúc, mang lại giấc ngủ ngon và thư thái hơn. Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm cây kim ngân là loại cây vừa dùng làm thuốc chữa bệnh, lại vừa rất tốt trong phong thủy tại đây: https://caythuocdangian.com/cay-kim-ngan/
Ý nghĩa phong thủy trên gốm sứ: Biểu tượng của cây thường xuất hiện trên những đồ vật gốm sứ, tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc, may mắn, sức khỏe, giữ tiền giữ của cho người sở hữu nó. Và trở thành món quà vô cùng thích hợp để tặng và chúc thọ người già.
Cách chăm sóc cây tuyết tùng để bàn
Nên đặt chậu ở những nơi có đầy đủ ánh áng như ban công, cửa sổ hay tại sân vườn nhà.
Dùng đất thấm nước tốt và có tính kiềm để trồng cây, cây không chịu được khói, khí độc hại sẽ khiến cho lá non của cây bị héo rụi và bị đen lá.
Khi cắt tỉa cây nên lưu ý giữ phân ngọn của cây, nếu có vô tình làm gãy nên chọn 1 cành khỏe bên cạnh để chống đỡ.
Trong quá trinh chăm sóc cây, từ tháng 10 đến tháng 1 của năm sau, có thể dùng bánh dầu (một loại bánh làm từ bã dầu sau khi ép lấy dầu) để làm phân bón gốc. Cây khi đang sinh trưởng có thể dùng phân bón bổ sung, vào mùa hè thì không cần nữa, chỉ cần luôn để cây có đủ ánh sáng.
Cây tuyết tùng không sống tốt khi bị ngập ước, ngập úng, vì vậy nên hạn chế tưới mà chỉ cần giữ ẩm cho đất trong chậu.
Sâu bệnh: Nếu cây bị mốc trắng rễ thì dùng bàn chải cạo hết lớp mốc rồi đặt cây chỗ khô thoáng hoặc dùng thuốc diệt nấm bôi vào sau lớp cạo. Còn bệnh rệp trắng lá thì nên mua thuốc diệt rệp loại sủi bọt mạnh pha với nước rồi phun vào cây.
Chúng ta vừa tham khảo tất tần tật về cây tuyết tùng, ngoài website của chúng tôi, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu về các cây thuốc dân gian tại website caythuocdangian.com, là web chuyên chia sẻ về đặc điểm, nguồn gốc, dược tính, tác dụng chữa bệnh cũng như ý nghĩa phong thủy của cây.