Rau củ

Quy trình kỹ thuật trồng rau Móng bò xanh

Chọn đất và làm đất
Cây rau Móng bò xanh ưa sáng vừa phải, có thể phát triển trên mọi loại đất trừ đất phèn mặn, vì vậy có thể trồng nhiều nơi, ven đồi rừng, những nơi thoát nước.
Trồng trên đồi, đất hơi dốc: Làm đất tối thiểu, dọn cỏ bổ hốc theo đường đồng mức với khoảng cách 1,5 x 1m

mong-bo-xanh

Trồng rau Móng bò xanh ở nơi có ánh sáng vừa phải

Phân bón
Trước khi trồng bón lót phân chuồng ủ hoai hoặc phân hữu cơ + phân NPK tổng hợp vào các hố trồng, để kích thích sự phát triển của rễ và sự phát triển của tán lá. Lượng phân bón lót cho mỗi cây là 1,5kg phân chuồng hoai + 0,3kg NPK tổng hợp + 0,2kg vôi
Từ năm thứ 2 hàng năm bón cho 1 cây lượng 1,5kg phân chuồng hoai + 0,5kg NPK tổng hợp + 0,1kg vôi vào cuối thu sau khi kết thúc thu hoạch ngọn lá.
Trồng: Trồng vào mùa xuân khoảng tháng 3. Bón lót vào hốc, phủ lớp đất mặt 5cm, tưới nhẹ. Dùng kéo cắt dọc bầu, nhấc cây khỏi bầu đặt vào hốc, phủ kín đất, ấn nhẹ chỗ gần gốc rồi tưới đẫm.

Chăm sóc sau trồng
Làm cỏ: Khi cây còn nhỏ, để tránh sự tranh chấp dinh dưỡng giữa cây Bướm trắng với cỏ dại, cần thường xuyên làm cỏ sạch quanh gốc cây.
Tưới nước: Bướm trắng là cây chịu hạn mức trung bình không tưới nhiều nước, nhưng trong điều kiện rất khô nóng cần tưới thường xuyên trong hai tháng đầu sau trồng.
Đốn thân và tỉa cành: Để thu hoạch ngọn lá dễ dàng và nâng cao khả năng tạo ngọn chồi mới. Khi cây được1 năm tuổi cần đốn thân vào đầu xuân (tháng 2-3) cách mặt đất 50cm, sau đó hàng năm cắt cành già, cành sâu bệnh vào đầu mùa xuân ( tháng 2). Sau đó cứ 2 năm đốn nhẹ một lần cách gốc cũ 30cm.

Phòng trừ sâu bệnh
Cây rau Bướm trắng là loại cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt, tuy nhiên nếu quá hạn cây có thể có bệnh đốm lá.

Thu hoạch làm rau xanh
Ngọn lá rau Móng bò xanh từ cây trồng bằng hạt được thu hoạch sau trồng 2-3 năm. Lá, chồi, cành non được hái xuống từ các nhánh, thu hoạch được thực hiện 6-7 lần/tháng. Mỗi lần thu chỉ cắt những ngọn lá đủ tiêu chuẩn ( ngọn có 3-4 lá non); dùng liềm cắt ngọn nhánh để lại 10cm để ra chồi mới. Khi cầm rau trên tay cần nhẹ nhàng, không ép chặt tránh để rau bị giập nát. Sau đó rau được đặt vào trong gùi nhựa đeo bên hông (gùi này không được phép chạm đất với mọi tư thế thu hái). Việc để rau trong gùi hay rổ cần được để tự nhiên, không được nén ép. Đối với việc thu hoạch quả dùng để chế biến thức ăn thì thu hoạch khi quả còn xanh (đường kính khoảng 0,5-0,8cm).

Tài liệu tham khảo
1. Asian Foundation (2012). Cây thuốc người Dao Ba Vì. Công ty truyền thông ICON 3/2012: 98-109.
2. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hoàng Đình Phi (2011). Giới thiệu những cây rau rừng Núi Tản. Công ty TNHH Sannam.

PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Nguồn: prc.org.vn