Home

Cách tạo dáng cho cây sứ cảnh của bạn trở nên đẹp hơn

Để có một cây sứ đẹp ta cần phải tạo dáng thế cho cây nên kiến thức về kỹ thuật bonsai là rất cần thiết. Thường lệ nên kết hợp việc thay chậu/ phân với cắt tỉa rễ, uốn cành, tạo dáng cho cây sứ. Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách tạo dáng cho cây sứ cảnh.

Chuẩn bị dụng cụ 

Kéo cắt cành

Dao cắt 

cây sứ ghép

Cắt tỉa, tạo hình bộ rễ cây sứ theo các bước sau:

– Nhổ cây sứ lên, xịt nước rửa sạch phân, đất trên bộ rễ

– Treo cây sứ lên, dùng lưỡi lam/ dao bén cắt tỉa rễ phù hợp với thế bonsai

– Bôi vôi ăn trầu hoặc hóa chất diệt khuẩn lên vết cắt

Kết hợp với uốn cành cây sứ theo các bước sau:

– Để cây sứ nơi râm mát khoảng 1 tuần cho cành sứ trở nên mềm dẻo, dễ uốn

– Dùng dây nhôm để uốn cành theo thế cây đẹp

Sau khi uốn, trồng lại cây sứ vào chậu phù hợp với thế cây và bộ rễ; sắp xếp tạo hình cho bộ rễ đẹp bằng nẹp cây hoặc dây kẽm.

 Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

       Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tùy theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người… Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

      Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

cấy sứ ghép

Cách tưới nước cho cây sứ 

Sau khi tạo dáng cho cây sứ xong ta cần tưới nước cho cây một cách hợp lý. Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

Trồng sứ không phải là khó nhưng nó đòi hỏi các nghệ nhân phải có sự kiên nhẫn trong thời gian dài về việc chăm sóc sứ như những kỹ thuật cắt tỉa cây sứ ghép  , cách tưới nước cho cây sứ hay cánh ghép cành cây sứ, những kỹ thuật này sẽ giúp bạn chăm sóc sứ tốt hơn.  

Qua những chia sẻ trên tôi hy vọng bạn có thể tạo dáng cho cây sứ của mình trở nên đẹp hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin: http://caysucanh.com/tin-tuc/cay-su-ghep-la-gi-co-nen-mua-cay-su-ghep.html