Món ăn bài thuốc

Cây bạch đồng nữ chữa bệnh gì?

Cây bạch đồng nữ chữa bệnh gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu hỏi này dưới góc nhìn của tác giả PTS. Võ Văn Chi trong quyển: Cây thuốc trị bệnh thông dụng được xuất bản vào năm 2000.

Bạch đồng nữ: Còn gọi là Mò hoa trắng, Bần trắng, Vật trắng, Leo trắng (Clerodendron squamatum Vent) thuộc họ Cỏ roi ngựa.

Mô tả:

Cây nhỏ, cao khoảng 1m; nhánh vuông có lông vàng. Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhỏ hay nguyên. Chùy hoa ở ngọn, to hình tháp, có lông vàng hung. Hoa trắng, điểm vàng; đài có tuyến hình khiên, tràng có lông nhiều, nhị thò ra. Quả hạch đen, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên. Cây ra hoa tháng 2 – 3.

Bạch đồng nữ còn được dùng để chỉ các loại cây khác trong cùng chi: Mò mâm xôi, Vậy trắng (Clreodendron fragrans Vent), có hoa màu trắng hay trắng hồng rát thơm, hợp thành chùy ở ngọn gần như không uống, dày đặc.

Xích đóng nam hay Leo đỏ, Vậy đo (Clerodendron) có hoa màu đỏ, màu cam hoặc hoàn toàn trắng, mọc thành chùy ở ngọn.

Bộ phận dùng: Rễ và lá

Nơi sống và thu hái:

Các loài trên đều là cây mọc hoang khắp nước ta và cũng thường được trồng. Trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân ở chỗ râm mát.

Lá có thể thu hái quanh năm, tốt nhất bào lúc cây sắp có hoa. Rễ đào về, rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Hoạt chất và tác dụng:

Chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu. Sơ bộ được biết nước sắc của nhiều loài Clerodendron có rất nhiều muối canxi; một số loài có các ancaloit và tinh dầu.

Dược điển Việt Nam tập II có ghi: Mò hoa trắng (Bạch đồng nữ) có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm. Thường dùng chữa hạch đới, tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, viêm mật vàng da, gân xương đau nhức,…mỏi lưng, huyết áp cao.

Cách dùng:

Ngày dùng 12 – 16g dạng thuốc sắc

Có người chỉ dùng rễ sắc uống, còn lá chỉ dùng nấu nước dùng ngoài, nhưng lá cũng dùng sắc uống được, có tác dụng như rễ.

Xem thêm:

Công dụng của cây ba dót

Công dụng của dây bạc thau

Nguồn: PTS. Võ Văn Chi – Cây thuốc trị bệnh thông dụng – NXB Văn hóa