Món ăn bài thuốc

Cây thuốc quanh ta: cây Bạc hà

Bạc hà – loài rau được TT ƯT.LY.DSCKII. Nguyễn Đức Đoàn liệt kê vào danh sách những loại rau rất có ích cho người dùng. Vậy, công dụng của Bạc hà đến đâu?

cong-dung-cua-bac-ha

Tên khác: Kê ô – Thủy tô – Cha Phiắc hom (Tây). Bạc hà nam – Bạc hà cay – nhân đảm thảo.

Cách trồng cây Bạc hà: Trồng bằng đoạn thân bánh tẻ, mỗi đoạn 10 cm vào tháng 2 – 3 (mùa xuân), hoặc tháng 8 – 9 (mùa thu). Ưa đất nhiều bùn.

Xem chi tiết: Cách trồng bạc hà mang nhiều lợi ích

Bộ phận dùng:  Toàn cây quanh năm, cắt bó từng bó nhỏ, phơi nơi tâm mát đến khô.

Công dụng của cây bạc hà: Chữa cảm sốt, ngạt mũi, nhức đầu, ăn uống không tiêu, đầy bụng, trướng hơi.

Liều dùng: Ngày dùng 8 – 12g, có thể dùng tới 20g.

BÀI THUỐC ỨNG DỤNG

Bài 1: Chữa cảm mạo, nhức đầu:

Lá bạc hà: 6g

Hương nhu: 6g

Lá kinh giới: 6g

Cam thảm nam: 6g

Lá tía tô: 6g

Cỏ mần trầu: 6g

Hành hoa: 6g

Gừng tươi: 3 lát

Tất cả thái nhỏ hãm với 300ml nước sôi trong 15 phút, uống lúc đang nóng.

Bài 2: Chữa cảm sốt, khát nước, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng.

Lá bạc hà: 8g

Thái nhỏ hãm với 300ml nước sôi, cách 2 giờ uống 1 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không dùng.

Trên đây là công dụng của cây Bạc hà. Hy vọng với những kiến thức đóng góp như trên, bài viết Cây thuốc quanh ta: cây Bạc hà và những bài đóng viêt đóng góp của trang Tài nguyên thực vật sớm  có thể trở thành 1 trong những cẩm nang sức khỏe cho gia đình bạn.

Tiếp tục khám phá về công dụng của bạc hà?

Xem ngay:

>>>Khoa học Anh công bố: Uống trà bạc hà giúp cải thiện trí nhớ, nhớ lâu hơn

>>>Thuốc quý quanh ta – Top 9 cây thuốc nên trồng tại nhà

Nguồn: Cây rau cây thuốc – Bộ Y tế Vụ y học cổ truyền – NXB Y học