Món ăn bài thuốc

Công dụng của cây Cỏ chân vịt

Cỏ chân vịt hay còn gọi là Bọ xít, Chưng vịt (Sphaeranthus africanus L.) thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả: Cây thảo mọc đứng hay nằm, cao khoảng 0,5 – 1m. Thân và cành nhánh có cánh; cánh không có răng. Lá hình trứng ngược hay thuôn, thót nhọn ở gốc, ôm thân và men theo cuống, tròn hoặc tù ở chóp, hơi khía răng.

Cụm hoa mọc đối diện với lá, màu hồng hay đỏ, có khi tập hợp thành đầu kép hình trứng, hay gần như hình cầu; lá bắc của các cụm hoa đơn gồm 5 – 7 cái, x6e1p 2 dãy. Quả bé đều giống nhau, hình trụ, mang tràng hoa phình lên ở nửa dưới.

công dụng của cây cỏ chân vịt

Cây ra hoa từ cuối mùa đông cho đến mùa hạ (tháng 12 – 5).

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các ruộng khô, ven bờ đường và đất trồng trọt ở tất cả các tỉnh đồng bằng.

Thu hái khi cây chưa ra hoa, phôi khô, tán bột, hoặc dùng tươi.

Hoạt chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu hoạt chất. Cây thường được dùng làm thuốc dịu đau và tan sưng. Lá dùng giã lấy nước súc miệng chữa viêm họng. Toàn cây còn dùng làm thuốc lợi tiêu hóa và lợi tiểu. Thông thường nhân dân vẫn dùng chữa ho, ho gió và ho có đờm.

Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê bột cây. Hoặc dùng lá giã nát, thêm nước đun sôi để nguội súc miệng chữa ho viêm họng. Lá giã nát đắp những chỗ sưng đau. Cũng dùng dưới dạng thuốc sắc.

Có người dùng lá non luộc cho phụ nữ sinh đẻ ăn cho chóng lại sức.

Nguồn: PTS. Võ Văn Chi – Cây thuốc trị bệnh thông dụng – NXB Văn hóa

Ngoài ra, một số nơi còn dùng cây cỏ chân vịt để trị thủy đậu:

Một số cách trị thủy đậu từ cỏ chân vịt

  • Cách 1: Cho người người mới bị nổi thủy đậu

Dùng khoảng 60g cây cỏ chân vịt (cắt bỏ phần rễ, hoa) rửa sạch để ráo sau đó đem phơi khô ngoài ánh nắng, nếu bạn không muốn mất thời gian thì có thể đem sấy khô. Dùng 30g cỏ chân vịt đã sấy khô thái nhỏ cho vào ấm sắc với 400ml nước, sắc đến khi nào thuốc cô đặc lại còn 100ml thì tắt bếp đổ ra bát chi làm 2 lần uống trong ngày. 30g còn lại các bạn đốt thành than sau đó tán nhỏ thành bột rắc lên vùng da bị thủy đậu, ngày rắc 1 lần.

  • Cách 2: Các nốt mụn vỡ, bị cào toạc da

Trước tiên dùng 1 củ nghệ vàng rửa sạch, bỏ vỏ rồi giã nát. Cho phần nghệ đã giã vào 1 miếng vải sạch vắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da bị thủy đậu để da không bị mưng mủ. Sau khi thoa khoảng nửa tiếng thì tắm rửa sạch bằng nước sắc của vỏ cây sung hoặc lá kinh giới. Sau khi tắm và lau người sạch sẽ dùng bột cỏ chân vịt (giống như cách 1) rắc lên vùng da bị thủy đậu.

  • Cách 3: Nốt đậu bầm tím, mình nóng dữ dội

Cần chuẩn bị một số loại lá như: Lá chân vịt, cỏ nhọ nồi, cây nọc rắn, lá dâu tằm, măng lau, lá thanh táo, lá mũi mác, lá rau má (lượng bằng nhau). Tất cả các loại lá đem ngâm rửa sạch, cho vào cối giã nát, hòa với 1 chút nước rồi lọc bỏ bã. Tắm rửa sạch sẽ sau đó dùng nước này lau khắp người, đặc biệt là vùng da bị thủy đậu. Ngày thực hiện 2 lần.

Tổng hợp