Món ăn bài thuốc

Công dụng của cây dạ cẩm và những lưu ý khi dùng

Công dụng của cây dạ cẩm là rất tốt đối với sức khỏe người dùng. Đặc biệt những người bị bệnh về dạ dày ở giai đoạn khởi phát thường được khuyên sử dụng loại cây này. Tuy nhiên, số khác thì lại không nên dùng cây dạ cẩm.

Mô tả cây dạ cẩm:

Cây dạ cẩm là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn; cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 5mm; lá kèm có lông và 3-5 thùy hình sợi. Cụm hoa chuz ở ngọn và nách lá, mang tán tròn; mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen. Mùa quả tháng 5-7.

công dụng của cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm

Tác dụng dược lý của cây dạ cẩm

Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.

Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.

Một số bài thuốc từ cây dạ cẩm:

– Chữa sưng khớp: Dạ cẩm 20g, mua núi cây tươi 30g, náng hoa trắng 30g giã nhỏ. Tất cả hơ nóng dùng đắp bó nơi khớp sai đau.

– Chữa đau viêm loét dạ dày.

Bài 1: Dạ cẩm ngày 20 – 40g, rửa sạch cho 500ml nước, đun lửa nhỏ còn 150ml nước. Chia 2 lần uống lúc đau hoặc trước bữa ăn. Dùng liền 10 ngày.

Bài 2: Cây dạ cẩm 300g, đường 900g, nấu thành cao hoặc chế si rô, uống mỗi ngày với lượng thuốc cao hay si rô tương đương với 20g dạ cẩm. Uống trong 30 ngày.

Bài 3: Dạ cẩm 20g, lô hội 20g, nghệ vàng (tán bột mịn) 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Thêm mai mực tán bột 10g uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 20 – 30 ngày là một liệu trình.

– Chữa lở loét miệng lưỡi do nóng: Cây dạ cẩm 300g, nấu thành si rô, trộn với mật ong bôi ngày 2 lần sáng sớm và trước khi đi ngủ đã đánh răng sạch. Dùng liền 5 ngày.

Đối tượng sử dụng

  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày
  • Người bị chứng viêm hang vị dạ dày
  • Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
  • Người bị lở mồm, loét miệng

Lưu ý khi sử dụng

Dạ cẩm là vị thuốc nam rất tốt cho người bị viêm dạ dày và ít gây tác dụng phụ. Nhưng riêng với phụ nữ mang thai chúng tôi khuyến cáo không nên tự ý sử dụng. Nếu sử dụng phải hỏi ý kiến bác sỹ.

Xem thêm:

Mùa đông nên ăn gì để tránh đau dạ dày?

Bài thuốc trị đau dạ dày hiệu quả, tự làm tại nhà