Món ăn bài thuốc

Công dụng của cây kim ngân và những lưu ý khi dùng

Công dụng của cây kim ngân giờ đây không chỉ dừng ở mức độ truyền miệng. Tuyệt vời hơn giờ đây cây kim ngân đã được nhiều bằng chứng khoa học ghi nhận lại là có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Kim ngân

Kim ngân là loại cây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn.

Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn. Cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn.

Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài.

Hoa hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng.

Kim ngân mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Ninh, Phú Thọ.

công dụng của cây kim ngân
Cây Kim ngân

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng sinh. Tác dụng kháng sinh được nhiều nhà nghiên cứu chú ý và chứng minh trong thực nghiệm.

Người ta thấy nước hoa kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác.

Năm 1950, Lưu Quốc Thanh (Trung Hoa tán y học báo) đã báo cáo dùng nước sắc cô đặc 100% cùa hoa kim ngân thấy có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với vi trùng thương hàn, tả, liên cấu khuẩn tiêu máu (vòng vô khuẩn tới 11- 20mm), vi trùng lỵ, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, đối với bạch hầu cũng có tác dụng nhưng kém hơn (2-10 mm).

Bảng sau đây cho biết nồng độ loãng nhất có tác dụng ức chế đối với sự phát triển của vi trùng:

Vi trùng lỵ Shiga 1/640, Schmith 1/2560, Vi trùng lỵ Flexner 1/1280 (Sonnei 1/320, Thương hàn 1/300), Vi trùng phó thương hàn A 1/300 (phó thương hàn 1/300, tả 1/160, trực khuẩn coli 1/160, dịch hạch 1/1280), Tụ cầu khuẩn vàng (aureus) 1/40, Liên cầu khuẩn tiêu máu A 1/320, Liên cầu khuẩn tiêu máu B 1/160, Bạch hầu 1/80, Phế cầu khuẩn 1/60.

Năm 1960, nghiên cứu Trung y dược tỉnh Giang Tây Trung Quốc có nghiên cứu so sánh tác dụng kháng sinh của nước sắc hoa kìm ngân và nước sắc lá kim ngân thì đã đi tới kết luận là nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-1,2% có tác dụng ức chế vi trùng lỵ Shiga, nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-5% có tác dụng ức chế đối với vi trùng phó thương hàn A, nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn, nhưng đặc biệt các tác giả nhận thấy nước sắc hoa kim ngân lại hoàn toàn không có tác dụng kháng sinh. Các tác giả cho rằng tác dụng kháng sinh còn lệ thuộc vào thời kỳ thu hái hoa, và còn tiếp tục nghiên cứu.

Tác dụng trên dường huyết-Năm 1930, Mẫn Bính Kỳ (Dược lý đích sinh dược học, 1933) đã thông báo sau khi cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân thì lượng huyết đường tăng; hiện tượng này kéo dài 5-6 giờ mới trở lại bình thường.

Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ. Năm 1966, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu (Hội nghị thuốc nam lần thứ 4, Hà Nội) đã báo cáo nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang: Trên chuột lang được uống kim ngân, số lượng và chất lượng tế bào hạt (mastocytes) ở mạng treo ruột ít thay đổi, lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường hay đã được uống kim ngân trước khi gây choáng phản vệ.

Độ độc. Các tác giả trên (Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Nãng An và Bùi Chí Hiếu) còn cho biết chuột nhắt trắng uống liên tục 7 ngày với liểu gấp 150 lần điều trị cho người, chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt.

Công dụng và liều dùng

Mọi bộ phận của cây kim ngân như hoa, lá, cành đều có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, người ta thường thu hoạch hoa nhiều hơn và tách ra để riêng vì bộ phận này có nhiều tác dụng tốt hơn.

Trị chứng mẩn ngứa, dị ứng:

20gr hoa kim ngân; quyết minh tử (sao) thổ phục linh mỗi thứ 6gr; bạch môn, sinh địa, hoàng đằng mỗi vị 8gr; liên kiều, huyền sâm, mỗi vị 10gr. Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm đất thêm 800 ml nước, sắc còn 200ml nước. Mỗi ngày sắc 1 thang, uống làm 3 lần sẽ thấy đỡ.

Trị cảm sốt

Nếu bị cảm sốt, chuẩn bị 40gr hoa kim ngân; 20g đạm đậu xị; 40g liên kiều; bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử mỗi thứ 24g, kinh giới tuệ, trúc diệp mỗi thứ 20g. Tất cả mang sấy khô, tán bột, làm thành các viên hoàn vừa uống. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 12gr.

Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung

50g dây kim ngân, 10g sinh cam thảo. Cho vào ấm đất nấu với 2 chén nước, lấy 1 chén. Cho vào bát nước đun sôi vài lần, lọc bỏ bã, uống 3 lần trong ngày. Những chỗ đau bên ngoài lấy 1 nắm lá kim ngân hoa đem giã nhuyễn, thêm với ít rượu, nấu thành cao đắp sẽ nhanh khỏi hơn.

Trị họng đau, quai bị

16g kim ngân hoa; kinh giới tuệ, cát cánh mỗi thứ 8g; bạc hà, cam thảo mỗi thứ 4g; ngưu bàng tử, trúc diệp, liên kiều mỗi thứ 12g; đậu xị 18g. Sắc uống.

Chữa bệnh vảy nến

Vảy nến là một trong những căn bệnh ngoài da khá khó chữa và đòi hỏi thời gian trị bệnh lâu dài, với kim ngân hoa loại bệnh này sẽ được chữa trị nhanh hơn. Chuẩn bị: Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g; quả ké, ngưu bàng tử, trúc diệp, hạ khô thảo mỗi thứ 8g; chi tử, bạc hà mỗi thứ 6g; bồ công anh, thổ phục linh mỗi thứ 12g. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm kim ngân hoa 16g, phòng phong 8g, bạch chỉ 8g, trần bì 8g, nhũ hương 4g, một dược 4g, thiên hoa phấn 8g, đương quy 12g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.

Chú thích:

Ngoài vị kim ngân nói trên, trong nhân dân còn dùng một cây kim ngân khác có tôn khoa học là Lonicera dasystyla Rehder. gọi là kim ngân dại (cây trên gọi là kìm ngàn khôn) có thân xanh và nhẵn lá xanh, nhẵn chia thùy khi còn non, lá bắc hình dùi, hẹp, dài (dài nhất 10mm), bầu nhẵn.

Một loài nữa hay được dùng cũng có lá bắc hình dùi, dài, hẹp nhưng bầu có lông có tên khoa học là Lonicera confusa DC.