Món ăn bài thuốc

Công dụng của cây kim thất tai là gì?

Cây kim thất tai rất hay bị nhầm lẫn với cây mật gấu. Do đó, hiện nay vẫn còn rất nhiều nhầm lẫn giữa công dụng của cây kim thất tai với cây mật gấu. Trong bài này sẽ làm rõ vấn đề trên.

Không đánh đồng cây mật gấu với cây kim thất tai. Theo cuốn Từ điển: Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi có mô tả: Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, cây thuộc họ Hoàng liên một loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây thường mọc ở các tỉnh miền núi phi Bắc nước ta. Cây có chiều cao khoảng 1,5m trở lên.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây mật gấu là thân, người dân chặt thân cây về phơi khô làm thuốc (Người ta không dùng lá cây mật gấu để làm thuốc). Khi phơi khô thân cây có màu vàng óng, một đặc điểm dễ nhận biết để phân biệt với những cây thuốc khác.

Cây mật gấu thường được sử dụng để điều trị các bệnh về Gan, bệnh về đường tiêu hóa do có chứa nhiều hoạt chất Becberin trong thân cây.

Công dụng của cây kim thất tai
Cây kim thất tai

Cây mật gấu với cây kim thất tai khác nhau ở chỗ nào?

Kim Thất Tai hay cây bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, ở Trung Quốc cây có tên gọi Nam Phi Diệp

Tên khoa học là Gynura sarmentosa DC, cây thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Kim thất tai là cây thân mềm, sống hàng năm. Bộ phận dùng làm thuốc của cây này là lá (Khác hoàn toàn với cây mật gấu sử dụng thân).

Kim Thất Tai lá có vị đắng, có thể dùng ăn sống hoặc đun nước uống. Cây thuộc họ Cúc nên có tính hàn. Có tác dụng bình nhiệt, tiêu thũng, phong ngứa, tiêu viêm …

Một số tờ báo có nói kim thất tai có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, song qua sự tra cứu của chúng tôi thì chưa thấy có bất cứ nghiên cứu khoa học nào về cây thuốc này, tất cả thông tin đề là sự chuyền miệng giữa người này và người khác. Bởi vậy khi sử dụng kim thất tai làm thuốc, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường cần hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến của các bác sỹ.

Cây mật gấu với cây kim thất tai là hai cây thuốc hoàn toàn khác nhau. Song cũng phải công nhận rằng, cây kim thất tai là một cây thuốc tốt cho sức khỏe, nhất là tác dụng mát gan giải độc. Nhưng cần gọi tên cây cho chính xác, tránh trường hợp người bệnh không biết có thể mua nhầm dẫn tới việc điềuu điều trị bệnh không có hiệu quả.

Công dụng của cây kim thất tai

– Trị tiểu đường:

Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hoà lượng đường trong máu rất rỏ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.

– Trị ho gió (viêm phế quản), ho khan hoặc có đờm:

Nhai một lá kim thất, ngậm nước nuốt dần. Khỏi ho sau 5 phút.

– Viêm họng:

Nhai lần lượt từng lá kim thất, ngậm nuốt dần dần. Sau 30 đến 60 phút sẽ khỏi.

– Ho lao:

Sáng và chiều, nhai nuốt mỗi lần 2 ngọn kim thất tươi, liên tục trong 6 tháng. Đồng thời mỗi bữa cơm sáng và chiều, nên dùng 10 ngọn kim thất (dài 25 cm) thái nhỏ để xào hoặc nấu canh ăn. Sẽ không bị đau nhức mỏi. Mỗi lần lên cơn ho nên nhai ngậm một lá kim thất nuốt nước dần, sẽ tiêu đờm tốt, khỏi ho.

– Nhức đầu:

Giã nhuyển lá kim thất để đắp vào chỗ đau trên đầu, đồng thời dùng máy xay sinh tố xay 5 ngọn Kim thất thái nhuyễn cùng với 100 ml nước để uống. Sẽ khỏi nhức đầu sau 20 phút.

– Sổ mũi:

Hỉ mũi cho ra hết nước mũi, dùng bông ngoáy cho khô, sau đó dùng một cuống lá kim thất bóp nát bằng hai ngón tay, dùng ngón tay trỏ thấm một giọt dịch cuống lá ngoáy vào lổ mũi. Khỏi ngay sau vài phút.

– Đau lưng nhức mỏi:

Thái nhỏ 10 ngọn kim thất để nấu thành bát canh để ăn. Khỏi đau lưng sau 5-6 giờ.

– Táo bón, kiết lỵ:

Dùng máy xay sinh tố xay 6 ngọn kim thất thái cùng với 120 ml nước. Chia làm 2 phần để uống vào buổi sáng và chiều. Sau 5,6 ngày sẽ khỏi.

– Đau bụng, ỉa chảy:

Nhai khoảng 10 lá kim thất hoặc giả nát hòa với nước để uống. Sẽ giảm đau bụng và ỉa chảy sau 30 phút.

– Mụn ngứa, lở loét do sâu lông, vết cắn của côn trùng, động vật:

Vò nát, xoa xát, đắp buộc bằng lá, ngọn kim thất. Khỏi sau vài giờ.

– Vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương:

Giã đắp, buộc rịt, nhanh chóng cầm máu, làm dịu đi sự viêm sưng, đau nhức.

– Bong gân:

Giã nát 2 ngọn kim thất tai đắp lên chỗ viêm gân, đau nhức sau đó dùng một lá Đại Tướng Quân hơ lửa cho nóng, quấn quanh bàn chân đã đắp kim thất giả nhỏ, buộc hoặc băng bên ngoài để giữ ổn định. Sau 6-8 giờ sẽ khỏi.

– Bị ngộ độc do thức ăn:

Dùng máy xay sinh tố để xay 6-8 ngọn kim thất cùng với 100-200 ml nước, phân làm 2 lần uống cách nhau 2 giờ. Nhanh chóng hấp thụ bớt độc tố, làm giảm tác dụng chất độc.

– Mất ngủ:

Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt.

– Nhức răng:

Giã nát một ngọn kim thất, dùng từng phần để nhai ngậm chổ răng đau, sẽ mau chóng giảm đau.

– Thấp khớp, cảm giác kiến bò tại các bàn chân, bàn tay:

Giã nát một ngọn kim thất, xoa xát tại nơi đau nhức, xơ cứng các khớp. Giảm ngay sự đau nhức khó chịu sau vài phút. Trường hợp thấp khớp kinh niên, thường xuyên uống mỗi tối vài ngọn đã xay máy sinh tố.

– Viêm đại tràng mãn tính:

Dùng máy xay sinh tố xay mỗi ngày 6 ngọn kim thất tai với 120 ml nước, chia làm hai để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thường xuyên ăn canh kim thất, hoặc xào để ăn vào các bửa cơm. Sẽ khỏi đau sau vài tháng.

– Người không bệnh gì cả:

Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hoà, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh… Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.

Lưu ý: Trên đây là những bài thuốc mang tính chất tham khảo. Khi có nhu cầu sử dụng cần hỏi qua ý kiến của các nhà chuyên môn, bác sĩ. Bạn cũng có thể xem thêm Công dụng và cách dùng cây mật gấu đúng nhất

Xem thêm:

Những lợi ích khi dùng cây kim thất tai trị tiểu đường