Ai đã từng một lần thưởng thức món trà đào thì sẽ không thể nào quên được hương vị ngọt dịu của đường, có chút chua chua của đào pha thêm cái lạnh êm ái của chút đá. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình một ly trà đào ngâm đường thơm ngon dùng mỗi ngày, vừa tiết kiệm tiền vừa tốt cho sức khỏe.
Nội dung
Hướng dẫn cách làm đào ngâm đường đơn giản nhất
- Nguyên liệu
Đào: 1kg (chọn đào có lông, màu vàng đỏ, cứng để giúp cho đào được giòn khi ngâm)
Đường: 0,5kg (có thể chọn cả đường nâu và đường trắng theo tỉ lệ 1:1 để đào được vàng khi ngâm)
- Cách làm đào ngâm
Bước 1: Sơ chế đào
Rửa sạch đào rồi bổ thành miếng. Để đào không bị thâm thì bạn nên ngâm với nước muối sau đó mới gọt vỏ, gọt vỏ xong thì tiếp tục ngâm nước muối nhé.
Bước 2: Thắng đường với nước cho tới khi đường keo thành màu vàng thì đổ nước và đường vào rồi đun sôi.
Bạn đong nước vừa đủ vừa cái lọ bạn dự định đựng đào nhé, còn đường thì tùy theo khẩu vị bạn thích ăn ngọt hay không thôi. Nhưng nếu bạn cho ngọt thì đào của bạn sẽ ngấm hơn đấy. Và nước đường sau này bạn cũng sẽ dùng để pha trà nên không lo bị thừa đâu nha.
Bước 3: Nước đường sau khi đun sôi thì bạn vớt đào từ bát nước muối rối sang nồi nước đường và đun tới khi đào chuyển màu trong thì bạn vớt ra và thả vào bát nước đá nha.
Nồi nước đường đun đào bạn đổ vào lọ mà bạn đã chuẩn bị sẵn để ngâm đào nhé.
Bạn cho đào vào lọ và đổ nước đường vừa đủ để sắp mặt đào, phần dư còn lại bạn có thể cất vào tủ lạnh để dùng pha trà dần dần nhé.
Cách bảo quản đào ngâm:
Bạn nên bảo quản đào ngâm trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy thì sẽ dùng được 2 tuần nhé.
Uống đào ngâm đường có tác dụng gì?
- Giải độc thận
Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa. Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận.
- Tốt cho tim mạch
Quả đào có hàm lượng chất không hòa tan cao, có lợi cho sức khỏe tim vì nó rút nước và làm tăng khối phân, giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.
- Ngừa thiếu máu, thúc đẩy tạo máu
Chất sắt dồi giàu trong đào tham gia tạo máu trong cơ thể, cho nên ăn đào giúp thúc đẩy khả năng tái sinh hemoglobin, theo đó phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
- Chống đông máu
Nghiên cứu dược lý cho thấy, chất chiết từ đào nhân (nhân hạt đào) ức chế kết tập tiểu cầu, do vậy có tác dụng chống đông máu rất tốt và tác dụng tan máu yếu.
- Chống xơ gan, lợi mật:
Chất chiết từ đào làm giãn tĩnh mạch cửa, thúc đẩy gan tuần hoàn máu và nâng cao hoạt tính collagenase mô gan, cũng như thúc đẩy chuyển hóa collagenase trong gan, có tác dụng điều trị tốt đối với chai gan, xơ gan. Còn làm cho các hồng cầu tuần hoàn trong gan tăng tốc, thúc đẩy bài tiết dịch mật.
- Trị ho bình suyễn
Trong đào có chứa amygdalin, emulsin, sau khi thủy phân có tác dụng trấn tĩnh trên cơ quan hô hấp, giúp trị ho bình suyễn.
- Phòng chống ung thư
Sản phẩm thủy phân của amygdalin chứa trong đào là hydrocyanic acid và benzoic aldehyde có tác dụng phá hỏng đối với tế bào ung thư.
- Lợi tiểu
Trong hoa đào (hoa đào nhân) có chứa phenols, có tác dụng lợi tiểu, trừ thủy khí, tiêu thũng, chữa hoàng đản.
- Làm đẹp da
Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu, tiêu hóa đặc biệt là làm đẹp da mặt.
- Giảm cân
100 gram đào chỉ có 46 calo – đây là một lý do khác giải thích tại sao đào lại là trái cây tuyệt vời dành cho những người đang mong muốn giảm cân. Nó khiến bạn thấy không thèm đường nhưng vẫn hoạt bát và không cần bổ sung thêm calo.
Lưu ý cho bạn khi dùng đào ngâm đường
Khi bạn ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
Hạt đào chứa các chất có khả năng phân hủy phân tử đường và khí hydrogen cyanide. Liều cao những hóa chất này có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Do đó, đào ngâm chỉ áp dụng cho thịt đào, tuyệt đối không ngâm cùng với hạt bạn nhé.
Xem thêm:
Khám phá công dụng của hạt đác và cách chế biến hạt đác đúng nhất