Hoa & Cây cảnh

Hướng dẫn cách chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách

Cây tùng thơm với một mùi thơm thoang thoảng, dịu nhé sẽ tạo cảm giác thoải mái và giúp tinh thần hưng phấn hơn. Sau đây, cùng tìm hiểu cách chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách nhé.

Đặc điểm của cây Tùng Thơm

Cây tùng thơm thuộc họ tùng nhưng mang mùi hương rất khác biệt. Thuộc nhóm cây thân gỗ có kích thước nhỏ, chiều cao thông thường của nó vào khoảng 30 – 60cm.

Rễ thuộc dạng trùm, bò ngang, bám ngang và lớn mạnh ra nhiều rễ con nhờ khả năng hút nước tốt để chống chọi trong mùa hạn hán.

Lá thuộc dạng lá kim, với màu sắc chủ đạo là màu vàng xanh tươi tắn. Lá cây mọc um tùm rất độc đáo tạo nên như những đám mây vậy rất bắt mắt.

Như bao loài cây tùng khác thì cây tùng thơm có tinh dầu đặc biệt để đuổi côn trùng, sâu bọ, muỗi không thích mùi hương này nên cây có khả năng ít bị sâu bệnh.

Ý nghĩa phong thủy của cây Tùng Thơm

Khi nhắc đến cây cảnh thì nhiều người chơi cây cảnh sẽ biết đến trong bộ tứ quý đó là Tùng – Cúc – Trúc – Mai, đứng đầu trong bộ tứ quý thì cây tùng thơm mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Cây tùng thơm tượng trưng cho sự trường sinh bởi nghe kể nó phải trải qua nhiều sương gió, hà khắc của tự nhiên đại diện như nam nhi vững vàng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng là xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xấu xa mang đến sự bình an cho gia đình bạn.

Cách trồng cây Tùng Thơm

Với loài cây này thì trồng trong chậu hay trồng ngoài vườn đều đẹp tùy vào sở thích của mỗi người. Chọn phương pháp giâm cành hay chiết cành đều hợp lý bởi sự phát triển nhanh và tốt của cây.

Đất trồng: nên chọn những loại đất tơi xốp kết hợp với đất có dinh dưỡng. Ngoài ra trộn chung với trấu, xơ dừa, mùn cưa sẽ giúp cây phát triển tốt và khả năng thoát nước cũng tốt. Nên chọn chậu có lỗ để cây thoát nước chống tình trạng cây ngập úng vì nó thuộc loài lá kim.

Về phương pháp trồng thì lấy cây con hoặc cành con để vào trong đất nhẹ nhàng lấp đến ngang mép chậu sau đó tưới nước dạng phun sương cho cây và tưới đều cho cây vừa đủ mỗi ngày.

Cây tùng thơm khi còn non không nên để ngoài nơi có ánh sáng gắt và nơi có nhiệt độ cao dễ dẫn đến cây bị chết. Nên để cây ở những nơi có nhiệt độ thoáng mát để cây dễ phát triển. Sau khoảng thời gian 2 – 3 tuần thì khi đó rễ cây đã đủ tốt nên việc chăm sóc không cần quá cầu kỳ, cũng thỉnh thoảng tưới nước cho cây và cắt tỉa lá.

Cách chăm sóc cây Tùng Thơm

Với đặc điểm là loài cây thân gỗ, có sự sống mãnh liệt nhưng cây tùng thơm cũng cần một số lưu ý khi chăm sóc:

1. Đất trồng

Là loài cây lá kim chịu úng rất kém nên cần để ý và chọn những loại đất tơi xốp cho cây, có khả năng thoát nước tốt. Tránh dùng quá nhiều phân hóa học và thay vào đó là lót phân hữu cơ với trùn quế để tạo sự thông thoáng.

2. Ánh sáng

Nên để cây ngoài ánh nắng tự nhiên khoảng 2 – 3 giờ phù hợp để ở ban công hoặc cửa sổ. Nhưng tránh để cây ở nơi có ánh sáng gắt. Việc để bóng đèn khi trồng cây tùng thơm cũng khá tốt bởi cây có thể chịu được.

3. Nhiệt độ

Cây chịu nhiệt lạnh tốt hơn là nóng, phù hợp với môi trường điều hòa khoảng 22 – 25°C.

4. Nước

Thuộc loài thân gỗ, lá kim nên nhu cầu nước không cần quá nhiều, nếu tưới nước nhiều cây dễ bị úng, thối rễ, hư lá.

5. Sâu bệnh

Là loài cây có mùi hương để xua đuổi sâu bọ nên chúng ta không cần lo về vấn đề này. Để ý những lá bị héo, bị hỏng thì cắt tỉa đi để giúp cây phát triển ra lá mới tránh để lây qua những lá kế bên.

 Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách. Hi vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn.