Hoa & Cây cảnh

Hướng dẫn cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ trong nhà

Chăm sóc cây Lưỡi Hổ trong nhà cần nhiều hiểu biết về đặc tính môi trường sống của nó. Nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn làm đẹp không gian. Và đặc biệt theo phong thủy còn giữ được tài vận cho gia chủ.

Việc chăm sóc cây Lưỡi Hổ cần dựa vào nhiều yếu tố. Như nhiệt độ, ánh sáng, đất, nước, phân bón cũng như vị trí đặt cây. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc cây Lưỡi Hổ:

Nhiệt độ

Cây Lưỡi Hổ sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 18 -30oC. Giúp cây phát triển khỏe mạnh, và xanh tốt. Nếu nhiệt độ thấp hơn 13oC thì cây có thể chậm phát triển và thậm chí chết. Vì vậy khi trồng cây Lưỡi Hổ bạn nên lưu ý yếu tố nhiệt độ phù hợp.

Ánh sáng – vị trí trồng lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loài cây ưa sáng, chúng phát triển tốt nhất trong môi trường ánh sáng gián tiếp. Tuy nhiên, là một loại cây có tính thích nghi cao. Vì thể, lưỡi hổ có thể sinh trưởng dưới ánh sáng trực tiếp hoặc thậm chí ở nơi bóng râm thiếu sáng (mặc dù chậm hơn).

Cách tưới nước cây lưỡi hổ

Loài cây này không có nhu cầu cao về nước. Bạn chỉ nên tưới nước khi thấy phần giá thể trên bề mặt đã khô hoàn toàn hoặc nhấc chậu lên thấy nhẹ. Nếu trồng trong nhà, trung bình bạn chỉ nên tưới 1 tuần/ lần.

Sử dụng nước ở nhiệt độ phòng.

Nếu có thể bạn nên sử dụng nước chưng cất hoặc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì nên để ngoài tối thiểu 48 tiếng để làm bay clo, fluoride, v.v…

Chỉ tưới nước trên bề mặt đất, tốt nhất là tưới vào phần đất ngoài rìa chậu. Tuyệt đối không được tưới vào giữa cụm lá. Nếu lỡ có nước rơi vào thân lá, bạn cần dùng khăn hoặc khăn giấy thấm khô ngay. Bởi nước đọng lại trong lá lâu ngày có thể gây úng lá và kết cục là chết cây. Bạn hãy nhớ, lưỡi hổ bị úng rất khó cứu.

Bón phân

Không cần bón quá nhiều phân cho cây. Bạn nên bón phân một tháng 1 lần bằng phân bón cân bằng dinh dưỡng như NPK 10-10-10  Bạn cũng có thể dùng phân chuồng hoặc phân dạng viên sẽ tốt hơn. Tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Sâu bệnh thường gặp trên lưỡi hổ

Lưỡi hổ ít gặp các vấn đề về côn trùng như rệp, nhện đỏ, bọ trĩ hơn các loài cây khác. Tuy nhiên, cây lại rất dễ nhiễm các bệnh do nấm và vi khuẩn như đốm lá, thán thư, úng rễ,..

Để phòng bệnh, hãy luôn giữ cho giá thể và môi trường trồng lưỡi hổ thông thoáng. Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma thêm vào giá thể cũng là một cách phòng bệnh.

Một số câu hỏi thường gặp khi trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà?

Cây lưỡi hổ không kén vị trí đặt, miễn là nơi đó có ánh sáng. Bạn có thể đặt cây lưỡi hổ ở ngoài phòng khách, ở gần cửa ra vào để trang trí cho không gian nhà ở. Ngoài ra, cây lưỡi hổ là loại cây có thể hút được các bức xạ điện từ, nên bạn có thể đặt cây ở trên bàn làm việc, ở gần tivi.

Khác với những cây thông thường, cây lưỡi hổ còn có thể thở ra khí oxi vào ban đêm nhờ vào chu trình cam. Vì thế, cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ rất tốt mà không sợ bị ngộp

Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Khi trồng một thời gian, bạn sẽ thấy lưỡi hổ tự mọc các chồi con từ dưới đất. Để nhân giống, bạn có thể chờ 3-4 tuần để chồi con phát triển và đủ lớn. Khi đó, tiến hành lấy cây ra khỏi chậu và gỡ bớt đất ở phần chồi. Sử dụng một chiếc dao sạch đã khử khuẩn bằng cồn 70 độ để tách chồi ra. Sau đó, không nên trồng ngay mà nên phơi cây ở nơi thoáng mát trong 1-2 ngày để khô vết cắt rồi mới trồng. Bạn có thể nhúng cây vào bột kích rễ để chồi con mau lớn hơn (không bắt buộc)

Bạn cũng có thể cắt lá để giâm, cây mới sẽ mọc lên từ gốc mép lá. Tuy nhiên, phương pháp ươm cây từ lá này rất lâu (2-3 tháng) và có tỉ lệ thành công thấp. Nguyên nhân là do lá ươm dễ bị úng nước hoặc thối gốc.

Cách cứu cây lưỡi hổ bị úng rễ

Úng rễ là vấn đề gây chết cây thường gặp nhất khi trồng lưỡi hổ. Bạn sẽ thấy cây có mùi tanh thối, gốc lá bị nhũn nước và rũ xuống.  Nguyên nhân gây bệnh thường là do tưới nước quá nhiều hoặc cây bị nấm. Ban Công Xanh đã có một bài viết chi tiết về cách cấp cứu cho cây trong trường hợp này, bạn có thể click vào link bên dưới để xem thêm:

Cây lưỡi hổ bị thối rễ – cách nhận biết và “cấp cứu” cho cây

Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây có chứa chất độc saponin có thể gây độc nhẹ (mildly toxic) đối với chó và mèo và có thể dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa nếu ăn phải

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Có thể bạn chưa biết, lưỡi hổ nằm trong danh sách nhóm cây trồng trong nhà được NASA công nhận về khả năng lọc không khí. Không chỉ giúp cho không khí trong nhà trong lành và mát mẻ hơn, lưỡi hổ còn có thể hấp thụ các chất độc từ nội thất như formaldehyde, xylene, benzene, toluene, and trichloroethylene. Ngoài ra cây lưỡi hổ còn có thể hút được các bức xạ điện từ phát ra từ tivi, máy vi tính, lò vi sóng,..

Bên cạnh đó, lưỡi hổ là loại cây đặc biệt có chu trình CAM (tức là cây vẫn thở ra oxi vào ban đêm). Điều này giúp cây lưỡi hổ là lựa chọn cực kỳ tốt để trồng trong nhà và trong phòng ngủ.

Xem thêm: Cách chăm sóc cây Kim Ngân luôn tươi tốt