Món ăn bài thuốc

Phát hiện bài thuốc chữa còi xương ở trẻ

Còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chế độ ăn nghèo canxi – photpho, không được bú mẹ,… Những bài thuốc chữa còi xương cho trẻ dưới đây sẽ giúp con bạn đẩy lùi chứng còi xương hiệu quả.

Dấu hiệu cho biết trẻ nhà bạn đã mắc bệnh còi xương

  1. Nhận biết trẻ còi xương từ rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình.

Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.

  1. Dấu hiệu ở xương

Trẻ nhỏ: Trẻ còi xương đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán. Xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm.

Trẻ lớn hơn: Đầu to có bướu, ngực dô phía trước như ngực gà. Xương sườn gồ lên ở phần nối giữa sụn và xương được gọi là chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện còng cổ tay, cổ chân.

Trẻ lớn hơn hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm

Trẻ còi xương dẫn đến thiếu canxi và phospho làm quá trình mọc răng của trẻ chậm

  1. Trẻ còi xương dấu hiệu từ rụng tóc

Trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương là rất cao.

  1. Trẻ mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi

Trẻ hay quấy khóc, giật mình khi ngủ.

Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ.

Trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, hay giật mình, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy.

Hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, không mún chạy nhảy chơi.

Trong trường hợp còi xương cấp tính trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu

  1. Biểu hiện từ các cơ

Các cơ nhẽo làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X), khung xương chậu hẹp. Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với bé gái.

Trẻ bị gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.

Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá

Bài thuốc chữa bệnh còi xương cho trẻ

Những bài thuốc dưới đây được trích dẫn trực tiếp từ sách: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây do Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt biên soạn (Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 1999).

  • Bài 1

Thành phần: Nhân hạch đào 15 gam, ngũ gia bì 3 gam, táo tầu 5 quả.

 Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Chữa còi xương.

Cách dùng: Uống và ăn cả nước và đào nhân, táo tàu, mỗi ngày 1 lần.

  • Bài 2

Thành phần: Sơn tra 12 gam, hạt sen 6 gam, vỏ trứng gà 10 cái.

Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Chữa còi xương.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần.

Phòng bệnh

  • Đối với mẹ

Phòng bệnh còi xương cần phải bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, vào 3 tháng cuối của thời kỳ phát triển trong bào thai. Trong thời gian này, nên cho mẹ uống mỗi ngày 1000 đv vitamin D hoặc uống 1 liều duy nhất là 100 000 đv, nếu người mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mùa đông).

  • Đối với con

Ăn uống: Tốt nhất là cho trẻ bú mẹ. Khi ăn sam cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Khi cai sữa cần đảm bảo mỗi ngày từ 200 – 400 ml sữa cho trẻ.

Tận dụng các yếu tố thiên nhiên: Cần cho trẻ chơi ở ngoài trời với thời gian thích hợp để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi sáng.

Phòng bệnh đặc hiệu bằng vitamin D:

Dùng vitamin D mỗi ngày 1000 – 2000 đv liên tục từ 3 đến 6 tháng (tổng liều là 200 000 đv). Có thể dùng 1 liều duy nhất 200 000 đv vào mùa đông.

Dùng vitamin D là biện pháp chắc chắn nhưng phải thận trọng. Đối với trẻ có nguy cơ còi xương, nhưng đẻ ra có thóp trước nhỏ hoặc liền trước 8 tháng tuổi thì không được dùng vitamin D. Đối với những đứa trẻ này, nếu cho dùng vitamin D, thóp sẽ liền quá sớm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não.