Món ăn bài thuốc

Tổng hợp các bài thuốc từ cây Điều

Cây Điều được trồng không chỉ để làm thực phẩm mà nó còn là một loại dược liệu chữa được nhiều bệnh. Nhưng cho đến nay chưa có nhiều ngưới biết được những bài thuốc hữu dụng được chế biến từ cây Điều. Vì vậy, trong bài viết này đã tổng hợp các bài thuốc từ cây Điều với mong muốn giúp ích cho người đọc hơn.

cac-bai-thuoc-tu-hat-dieu-2

Sơ lược về cây Điều

Điều là cây nhiệt đới, xanh quanh năm, cao 6 – 14m, thân ngắn cành dài, lá đơn nguyên hình trứng tròn đều, hoa nhỏ mọc thành chuỳ. Quả thật là một loại quả khô, hình quả thận, nặng 5 – 9g, vỏ mầu xám, cuống quả phình to bằng quả trứng màu vàng, đỏ hay trắng, làm cho ta có cảm giác phần cuống quả phình ra là quả và quả thật là hạt do đó có tên là “Đào lộn hột”.

Quả Điều có rất nhiều công dụng. Nhân Điều rất ngon bùi như hạt dẻ hay hạnh nhân, ngon hơn lạc, được dùng trong chế biến Chocola, kẹo Nuga, bánh ngọt, bánh quy, kem. Nhân điều rang là món nhậu lai rai rất tốt. Một số nước dùng nhân điều thay sữa đối với một số người bị dị ứng sữa, người béo phì không muốn tăng cân, dùng cho các nhà thể thao và luyện tập thể hình.

Nghiền một bát nhân điều sống, cho thêm nửa bát nước táo, một thìa mật ong, khuấy đều sẽ có dung dịch sữa rất giầu protein. Quả giả là nguyên liệu tốt để chế biến. Ép quả giả lấy dịch lên men sẽ có rượu nhẹ thơm ngon (rượu cajou) hoặc lấy dịch làm nước quả, sirô (rau hoa quả chữa bệnh).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các bài thuốc từ cây Điều

* Thuốc an thần: Lấy 20 – 30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống chia 3 lần.

* Chữa kiết lỵ: Dùng nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc chia 3 lần uống trong ngày.

* Chữa tiêu chảy:  Lấy vỏ cây điều phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống chia làm 3 lần.

* Chữa đau nhức: Dùng rượu điều (nước quả giả ủ lên men) để xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

* Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi dầu vỏ vào nơi chai chân nứt nẻ mỗi ngày từ 3 – 4 lần.

* Chữa viêm họng: Súc miệng bằng rượu điều ngày 3 – 4 lần.

* Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu điều ngày vài lần.

Hy vọng với bài viết Tổng hợp các bài thuốc từ cây Điều này có thể phần nào có thể đóng góp vào kho tàng kiến thức của bạn

giaoduc.net