Cây Điều là loại cây được biết đến rất nhiều tại Việt Nam, Điều vừa có thể làm thực phẩm vừa có thể làm dược liệu chữa bệnh. Để cây Điều phát triển tốt và cho năng xuất về dinh dưỡng như mong muốn thì cần phải có cách trồng và chăm sóc cây Điều đúng cách.
– Đào hố: Hố đào theo yêu cầu kích thước 60 x 60 x 60cm trở lên (đây là một việc làm cần thiết, bà con nông dân chưa chú trọng việc này lâu nay nên làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và phát triển của cây về sau). Sau khi đào xong gạt xuống lại 1 lớp đất chừng 1/3 hố.
– Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố rồi đặt cây xuống hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất nền từ 5-10cm. Trước khi đặt cây dùng dao bén cắt đáy bầu theo chiều dọc để lấy túi bầu ra và rễ đuôi chuột. Sau khi đặt cây xuống dùng dao rạch bầu. Sau trồng nên tưới mỗi hố khoảng 20 lít nước để cho rễ và đất trong bầu liên kết tốt với đất của hố trồng. Nếu trồng bằng hạt nên gieo 2-3 hạt/hố.
2- Bón phân cho cây điều:
• Điều kiến thiết cơ bản:
– Bón lót khi trồng: Phân chuồng: 15–20kg/cây + NPK 20-20-15+TE: 30-50gam/cây.
– Bón thúc: Lượng bón cho mỗi cây tùy theo tuổi cây như sau:
+ Năm thứ 1: Bón 0,5- 0,75kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hay 0,75-1kg NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu.
+ Năm thứ 2: Bón 0,75-1,5kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hay 1,25-1,5kg NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu.
+ Năm thứ 3: Bón 1,5-2kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hay 2-2,5kg NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu.
+ Năm thứ 3: Bón 1,5-2kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hay 2-2,5kg NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu.
Lượng bón phân trên chia làm 3–4 lần/năm, bón quanh gốc theo đường chiếu vanh tán của cây. Có thể bón vào đất hay hòa tan ra nước tưới.
• Điều kinh doanh:
Lượng bón cho mỗi cây trong một năm: 0,5-1,2kg N + 0,25-0,6kg P2O5 + 0,25-0,6kg K2O. Nếu dùng phân bón chuyên dùng cho điều (NPK 16-8-16-9S+TE Đầu Trâu) thì lượng dùng là 3–6 kg/cây/năm. Lượng phân này chia làm 3 lần bón:
+ Đợt 1 (20 – 30 ngày sau khi thu hoạch) khoảng tháng 4–5: bón ½ lượng phân trên (1,5–3kg NPK 16-8-16-9S+TE Đầu Trâu/cây).
+ Đợt 2 (giữa mùa mưa) khoảng tháng 7: bón ¼ lượng phân trên (0,75–1,5kg NPK 16-8-16-9S+TE Đầu Trâu/cây).
+ Đợt 3 (cuối mùa mưa) khoảng tháng 9: bón ¼ lượng phân trên (0,75–1,5kg NPK 16-8-16-9S+TE Đầu Trâu/cây).
– Cách bón: Xới đất quanh gốc tạo thành đường vành khăn rộng 20–30cm, sâu 5–0cm theo đường chiếu vanh tán, rải đều phân, vùi lấp phân để giảm bớt thất thoát phân.
– Xử lý ra đọt (chồi): Thời kỳ điều ra đọt mới, lá mới: Tiến hành phun phân bón lá Đầu Trâu 005 hoặc 502 định kỳ 7–10 ngày/lần.
– Xử lý ra hoa: Khi đọt (chồi) đã có 5 – 6 lá mới: Tiến hành phun 2 – 3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007 hoặc Đầu Trâu 702 cùng với thuốc Sherbush 25 ND (hoặc Cymerin).
– Tăng đậu trái và xử lý khô hoa: Khi 80% phát hoa dài hết cỡ, bắt đầu có hoa nở: Tiến hành phun 2 lần phân bón lá Đầu Trâu 007 hoặc 702 cùng với thuốc Sher bush 25 ND (hoặc Cymerin), định kỳ cách nhau 5–7 ngày/lần. Nếu gặp trời mưa phun lần thứ 3.
– Hạn chế rụng quả, dưỡng quả mau lớn: Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 902 khi có khoảng 80% số quả to bằng hạt sen nhằm hạn chế rụng quả và thúc quả lớn nhanh, nhân to.
– Trong trường hợp ra hoa đậu quả gặp sương hoặc mưa ẩm hay thời tiết khô kéo dài, để đề phòng bệnh hại cần phun thuốc Carberim cùng với phân bón lá Đầu Trâu 007 hoặc 702.
– Nếu điều rụng trái, trái bị nhăn do bọ xít gây hại cần phun thuốc Sherbush cùng với phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 902. Nếu điều có vỏ trái sần sùi cần phun kết hợp phân bón lá 009 hoặc 902 với Vicarben.
3. Tỉa cành, tạo tán:
Điều là cây ra hoa đầu cành, hoa thường chỉ ra trên những chồi ngoài ánh sáng nên năng suất tỉ lệ thuận với diện tích tán cây ngoài sáng. Vì vậy cần tỉa bỏ các cành bị che bóng, các chồi vượt, cành bị sâu bệnh. Thông thường cần tạo tán khi cây được 1-1,5 năm và tỉa thường xuyên hàng năm. Lúc này cây còn nhỏ nên tỉa xén dễ và ít để lại các vết sẹo trên thân cây. Khi cây trong giai đoạn cho trái mỗi năm nên tỉa xén 2 lần. Lần thứ nhất sau khi thu hoạch xong kết hợp với dọn vườn làm cỏ và lần 2 vào tháng 9 hàng năm (cuối mùa mưa)
Thành phần dinh dưỡng của hạt Điều
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 1 ounce (28,35 g) hạt điều chứa:
– 157 calo
– 8,56g carbohydrat
– 1,68g đường
– 0,9g chất xơ
– 5,17 g oprotein
Một phần ăn của hạt điều sống (28,35g) sẽ cung cấp tỷ lệ các chất dinh dưỡng theo khẩu phần khuyến nghị hàng ngày như sau:
– 31% đồng
– 23% mangan
– 20% magiê
– 17% phospho
– 10% sắt
– 8% selen
– 5% vitamin B6.
Một phần ăn của hạt điều gồm khoảng 18 hạt điều nguyên vẹn. Hạt điều giàu chất béo không no chuỗi đơn và chuỗi đa và là một nguồn protein tốt.