Ít ai biết rằng, cách trồng cây gừng gió trên gốc cây cổ thụ đã mục là cách tốt nhất để gừng gió mau lớn, cho mùi vị ngon hơn.
Nội dung
Lợi ích của việc trồng cây gừng gió trên cây cổ thụ mục
Với những cây cổ thụ mục, chúng là “nguồn thức ăn” dồi dào cho cây gừng gió. Với nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên và giàu dưỡng chất này, những cây gừng gió sẽ phát triển nhanh hơn so với mức bình thường. Đặc biệt, khi gừng lớn, chúng sẽ cho mùi vị thơm, cay,… ngon hơn rất nhiều so với cách trồng gừng gió thông thường.
Nếu bạn là người kinh doanh gừng gió, cách trồng này cách tốt nhất để bạn có thể bán được nhiều gừng gió chất lượng hơn.
Cách trồng cây gừng gió
Khi đào, bới để tạo một lỗ trên gốc cây bị mục, chúng ta đặt củ gừng gió giống vào rồi dùng đất và mùn của chính cây này nằm rơi vãi xung quanh phủ lên trên một lớp mỏng, sau đó để tự nó phát triển, tạo bụi và trưởng thành.
“Với cách trồng này, phần mục (mùn) của gốc cây mục sẽ giúp gừng gió có thêm nhiều “thức ăn” hơn, nên sẽ lớn nhanh và củ cho mùi vị thơm, cay… ngon hơn rất nhiều so với chỉ trồng trên đất”, già Hồ Văn Mua (68 tuổi, ở xã Trà Lãnh) giải thích.
Cách chọn giống củ gừng gió: Củ gừng gió phải có kích thước to hơn gừng thường, cầm chắc tay, ruột màu vàng, mùi thơm ngọt dễ chịu
Thời vụ:
Trồng cây khoảng từ đầu tháng 1 đến tháng 4 là thời gian thích hợp nhất để trồng cây gừng gió.
Sau đó khoảng 5 – 6 tháng, gừng gió sẽ được thu hoạch theo nguyên tắc: Cần dùng bao nhiêu thì chỉ nhổ mang về bấy nhiêu. Tốt nhất là bạn nên chừa lại 1 ít gừng gió để phát triển và tạo bụi lại. Không nên thu hoạch hết cả 1 lần.
Rõ ràng, nếu áp dụng theo cách trồng gừng gió này thì bạn không cần phải tốn quá nhiều chăm sóc cây gừng gió. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, những củ gừng gió của bạn luôn được bán ở giá cao. Đây rõ ràng là hình thức kinh doanh tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, giá thành.