Cây hà thủ ô ngâm rượu thường được dùng để “níu giữ” tuổi thanh xuân. Da trắng, tóc đen, sức khỏe dồi dào là những gì mà hà thủ ô ngâm rượu mang lại cho bạn. Song, đây là loại cây “khó chiều” do đó, nếu ngâm sai cách, hà thủ ô có thể hóa độc dược gây hại cho cơ thể của bạn.
Nội dung
Cách lựa chọn cây hà thủ ô ngâm rượu
Hiện nay trên thị trường có 2 loại cây hà thủ ô là: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Và chắc chắn rằng, không phải cây hà thủ ô ngâm rượu nào cũng mang lại kết quả như mong muốn.
Trong hai vị trên, hà thủ ô đỏ là vị đúng, được Trung Quốc, Nhật Bản coi là vị chính thức. Theo đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn ngâm rượu hà thủ ô đỏ giúp bạn có được bình rượu chất lượng nhất. Tuy nhiên, trước khi ngâm rượu hà thủ ô, có một việc hết sức quan trọng bạn cần làm đó là sơ chế củ hà thủ ô.
Cách phân biệt hà thủ ổ đỏ và hà thủ ô trắng
- Hà thủ ô đỏ
Có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
- Hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng là loại dây mọc bò hoặc leo, người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, nhiều nhựa trắng trên thân lá, không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
Cách phân biệt hà thủ ổ đỏ và hà thủ ô trắng
Cách sơ chế hà thủ ô ngâm rượu
Trong việc ngâm rượu hà thủ ô, việc sơ chế hết sức quan trọng. Rất nhiều trường hợp bỏ qua việc sơ chế hoặc sơ chế sơ sài khiến người dùng bị viêm thận, bí tiểu.
Hà thủ ô sau khi lấy về nhiều đất cát nên bạn cần dùng bàn chải, khăn mềm để chải sạch đất. Có thể ngâm hà thủ ô trong nước khoảng 10 phút cho đất bở ra sẽ làm sạch nhanh hơn. Sau khi đã sạch đất cát, bạn gọt sạch vỏ hà thủ ô và thái miếng mỏng, bỏ đi phần lõi cứng.
Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo trong 1-2 ngày. Trong quá trình ngâm nên thay nước vo gạo 2 lần/ ngày. Khi ngâm nước vo gạo sẽ làm giảm nóng, giảm chát của hà thủ ô.
Để hà thủ ô ráo nước, phơi khô và sấy thơm để làm cô đọng lecithin – chất giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ
Rang đỗ đen lòng xanh trên lửa nhỏ, chỉ nên rang qua cho thơm. Đỗ đen lòng xanh khi ngâm cùng hà thủ ô sẽ làm giảm tính nhiệt và tăng tác dụng chữa bệnh. Cuối cùng, đem hà thủ ô và đậu đen lòng xanh ngâm rượu theo tỉ lệ 2:1.
Sử dụng: Ngâm 3-6 tháng có thể sử dụng được, ngày dùng 1-2 chén nhỏ tăng cường sức khỏe.
Củ hà thủ ô có tác dụng gì?
Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, có tác dụng chữa thận suy, gan yếu, di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa).
Máu: Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu và các bệnh về máu khác.
Tốt cho tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch: Hà thủ ô có công dụng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Trị tóc bạc sớm, làm đen tóc: Rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và khi hà thủ ô kết hợp với 1 số loại dược liệu khác còn có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm.
Xem thêm: Hà thủ ô chữa rụng tóc, không phải loại nào cũng tốt
Lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm favut ở chân, các chứng viêm và tăng lipid máu.
Kháng khuẩn, nhuận tràng, chậm lão hóa: Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, tăng khả năng chống rét của cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và giúp trẻ hóa da.
Lưu ý khi dùng rượu hà thủ ô đỏ
– Theo các nghiên cứu đông y, khi dùng hà thủ ô bạn nên kiêng ăn ba loại thực phẩm là củ cải trắng, tỏi và hành.
– Bạn cũng cần kiêng những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây.
– Rượu hà thủ ô đỏ ngâm cũng là rượu nên nếu lạm dụng có thể gây phản tác dụng, do đó, bạn nên dùng một cách điều độ và với đúng liều lượng.
Rượu hà thủ ô đỏ ngâm rất tốt đối với sức khoẻ và có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh rất tốt nhưng bạn phải biết cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ đúng cách vì hà thu ô đỏ là loại dược liệu quý nhưng cũng rất “khó tính”.
Hi vọng với những chia sẻ về cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ vừa rồi sẽ giúp cho bạn sử dụng vị thuốc quý này một cách hiệu quả.
Cây hà thủ ô ngâm rượu là một loại rượu có tác dụng tốt cho vấn đề sức khỏe mà lại vô cùng dễ làm, bạn chỉ cần chuẩn bị tốt những nguyên liệu là có thể áp dụng ngay tại nhà để có được một bình rượu ưng ý vừa đẹp mắt mà lại chất lượng dành riêng cho ông xã hoặc những người yêu thương của mình.
Ngoài sử dụng hà thủ ô ngâm rượu thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm hà thủ ô đã được bào chế trên thị trường để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, an toàn cho sức khỏe.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về chăm sóc sức khỏe hoặc lựa chọn sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Nhà thuốc Việt của chúng tôi qua hotline 0398883456 – với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn, cung cấp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, tin rằng Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ hỗ trợ cho bạn những thông tin đúng và phù hợp nhất.
Hệ thống Nhà Thuốc Việt
+ Địa chỉ 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Q.11, TP. HCM
+ Địa chỉ 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Q.Gò Vấp, TP. HCM
Fanapge: https://www.facebook.com/hethongnhathuocViet
Website: https://nhathuocviet.vn/
Xem thêm: