Mãng cầu xiêm hay còn gọi là mãng cầu gai, quả lớn và ngọt, có nhiều hột tách ăn dễ và dùng làm nước ép, nước ép và lá của trái mãng cầu xiêm có tác dụng chữa ung thư. Do có tác dụng trong việc chữa bệnh nên nhiều người đã tìm hiểu cách trồng mảng cầu xiêm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách trồng mảng cầu xiêm đúng cách, mang lại lợi ích cao nhất cho việc sử dụng.
Đặc điểm của mảng cầu xiêm
Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai. Nếu biết kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm sẽ cho năng suất rất cao.
Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúy nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2 ,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố và được người dân rất ưa chuộng.
Nội dung
Nhân giống
Mãng cầu xiêm thường nhân giống bằng hạt, song nó cũng có thể trồng mãng cầu xiêm bằng cây đã lớn được bứng lên cẩn thận, bằng chiết cành, ghép mắt và ghép cành. Có thể gieo hạt trong các bầu hay trên líp đất có hơi pha cát. Gieo hạt sâu chừng 1cm và cách nhau 2 – 2,5cm. Che nắng cho hạt và tưới giữ ẩm thường xuyên. Hạt tốt có thể nảy mầm từ 85 – 90% trong 20 – 30 ngày.
Cách trồng mảng cầu xiêm và khoảng cách trồng
Đào hố rộng 30 – 50cm, sâu 30 – 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Lấp trở lại lớp đất mặt khi đặt cây con và tưới nước ẩm ngay. Trồng mãng cầu xiêm với khoảng cách 3 – 4m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng. Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5m tận dụng tối đa diện tích mặt đất
Phân bón
Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).
Sâu bệnh hại chính
Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thuốc như Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion. Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết đốm đen. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN
Tổng hợp