Tiểu đêm nhiều là căn bệnh phiền toái, nó khiến bạn mất đi giấc ngủ quý giá của mình. Kéo theo đó là giảm chất lượng sinh hoạt, công việc cho ngày mới. Để ngăn chặn điều này, bạn hãy tham khảo 3 loại dược liệu chữa tiểu đêm hiệu quả và…vô cùng dễ tìm dưới đây.
Nội dung
Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm
Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “Thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”. Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên.
Vì vậy, để chữa chứng tiểu đêm nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện thận dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.
Chữa bệnh tiểu đêm nhờ cây thuốc nam dễ tìm
- Kim tiền thảo và râu ngô
Từ lâu kim tiền thảo và râu ngô đã được biết đến là hai thảo dược thần kì có công dụng chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu và viêm bàng quang. Vì thế bài thuốc kết hợp hai vị dược liệu này rất hiệu quả cho người mắc bệnh tiểu đêm nhiều lần, tiểu dắt do sỏi.
Cách làm: Cho 30g kim tiền thảo và 30g râu ngô nấu cùng với nước, uống hàng ngày thay trà. Chỉ cần áp dụng bài thuốc này liên tục trong thời gian 2 tuần, sẽ thấy chứng đi tiểu đêm nhiều được thuyên giảm nhanh chóng. Chú ý là bài thuốc này chỉ dùng trong trường hợp tiểu đêm do các nguyên nhân sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
- Ích trí nhân
Ích trí nhân còn có tên gọi khác là ích trí tử. Thuốc có vị cay, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ thận, làm đặc tinh, giúp hạn chế số lần đi tiểu. Bài thuốc này chuyên dùng trong các trường hợp tiểu đêm nhiều, di tinh, đặc biệt với những phụ nữ có cơ niệu đạo bao quanh bàng quang suy yếu. Trong Đông y, ích trí nhân được xem như vị “cứu tinh” cho những ai bị chứng tiểu đêm nhiều làm phiền.
Cách làm: tang phiêu tiêu 30 gram, ích trí nhân 15 gram, hoài sơn 30 gram. Sắc uống.
- Giá đỗ
Giá đỗ xanh là một loại thực phẩm bổ dưỡng, được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn của người Việt. Ít ai biết giá đỗ còn là một loại thảo dược trong y học dân gian, được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đêm nhiều, bí tiểu, tiểu dắt. Với thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giàu vitamin và kẽm, bài thuốc từ giá đỗ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường testosterol với nam giới, hạn chế tiểu đêm do nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt, viêm hệ tiết niệu.
Cách làm: 500g giá đỗ xanh, đem luộc lấy nước, cái dùng để ăn thay rau. Nước luộc giá pha với 50g đường trắng. Uống 5 – 6 lần trong ngày để chữa tiểu đêm, tiểu dắt, hạn chế tiểu buốt.
Một số biện pháp phòng tránh chứng tiểu đêm
Cần hạn chế uống nước vào buổi tối, trong đó có cả việc giảm ăn canh vào bữa cơm chiều, nhất là các loại canh nấu bằng những thứ rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu… Chú ý tiểu tiện trước khi đi ngủ, khám và điều trị triệt để các bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản…, có thể lựa chọn và sử dụng các món ăn – bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm. Ví như:
Bài 1: phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12g, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là 1 liệu trình.
Bài 3: bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là 1 liệu trình.
Bài 4: xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.
Bài 5: bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là 1 liệu trình.
Tổng hợp