Cây hoa sứ Thái có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ cho ra hoa với các màu sắc và kiểu dáng đặc trưng riêng, hoa đơn, hoa kép với nhiều màu như đỏ, trắng, vàng, tím biếc…. Để cây sứ Thái ra hoa đúng dịp tết cần có kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đặc biệt. Sau đây tôi sẽ chia sẻ một số kỹ thuật chăm sóc cây sứ để cây ra hoa đúng dịp tết.
Nội dung
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa sứ
Kỹ thuật trồng cây hoa sứ theo giâm cành được nhiều người áp dụng.
Khi thấy chồi mọc, khởi đầu xịt phân Đầu Trâu 501 ( 2 đến 3 lần), song song đó cũng xịt kèm theo Sherpa để phòng ngừa sâu rầy. Rồi quan sát, đánh giá tình hình nếu thấy cây tự đâm nụ đúng theo chu kỳ.
Nhìn thấy lá còn tốt tươi, củ sứ căng cứng, nhiều sức sống thì bón phân bình thường, phân Dynamic, lẫn xịt thêm Đầu Trâu 501 qua lá, tiếp sức cho cây hấp thụ nhanh. Trong trường hợp thấy lá nhỏ, vàng buồn, củ mềm, thiếu sức sống thì nên nhổ lên, thay chất trồng mới, trồng lại. Phải thường xuyên theo dõi nắng, mưa, gió, sương, sâu, rầy,… có tác động, tác hại hay không để xử iý cho kịp thời. Không nên sử dụng phân quá liều lượng hướng dẫn, muốn thêm bớt phải trải qua kinh nghiệm không cây sẽ chết vì bón quá nhiều.
Kỹ thuật điều khiển hoa sứ ra hoa như ý muốn
Thứ nhất, nên chú ý khoảng thời gian để nhổ cây khỏi mặt đất, cắt cành, rũ sạch đất. Thường là vào khoảng cuối tháng 7 âm lịch ta nên tiến hành công đoạn này. Theo kinh nghiệm tạo dáng thế bonsai, nếu muốn cây có nhiều hoa, ra tán tròn trịa thì nên cắt bỏ cành theo từng đoạn ngắn, ngược lại, tùy dáng bonsai muốn tạo, nghệ nhân sẽ cắt bỏ đoạn cành dài, ngắn khác nhau. Để cây trong chỗ mát, tránh mưa nắng. Để tránh bị thối sau khi cắt, ta dùng vôi nhão bôi vào vết cắt, giúp khử trùng vết thương.
Thứ hai, chuẩn bị đất trồng sứ sau khi cắt. Ta cần chú ý đất trồng sứ luôn phải tơi xốp, dễ thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất 1/3 tro trấu, xơ dừa + 1/3 phân trùn quế + 1/3 đất mùn. Cây sứ bị cắt sau 10 ngày sẽ khô vết cắt, ta đem trồng trở lại trong chậu chứa hỗn hợp đất trồng này.
Thứ ba, khi cây ra tược (khoảng 1 tháng sau) thì nên đưa dần ra ngoài nắng. Điều này rất quan trọng để giúp cây phát triển và sau này giúp hoa ra nhiều, màu sắc đẹp, rực rỡ. Khoảng đầu tháng 10 âm lịch, ta nên để cây ở ngoài nắng hoàn toàn. Việc này sẽ giúp cành mới không vươn dài yếu, tạo dáng xấu mà chỉ phát triển ngắn, mập mạp.
Thứ tư, khoảng đầu tháng chạp, cành mới bắt đầu nhú nụ, ra hoa. Bạn nên chú ý phun 1 đợt phân bón lá trước khoảng thời gian này 1 tuần để đảm bảo nụ hoa ra đồng loạt. Số lượng nụ hoa này sẽ nở rộ vào dịp Tết rất đẹp. Vào ngày xuân, ta chưng hoa trong nhà hoặc ngoài hiên, có thể trong bóng râm, sau Tết nên đưa dần cây sứ ra nắng lại.
Qua những chia sẻ trên tôi hy vọng bạn có thể đúc kết những kinh nghiệm điều khiển cây hoa sứ của mình ra hoa như ý muốn.
Bài viết liên quan : Những kỹ thuật cắt tỉa cho cây sứ cảnh tại nhà