Cây hoa sứ còn gọi là hoa hồng sa mạc, giống cây có thân mập, mọng nước, bộ rễ khỏe mạnh phát triển phình to, gốc cây lớn, cây có bộ lá màu xanh bóng hoặc xanh xám, bộ lá tập trung ở phần đầu cành. Khi trồng cây thì chúng ta nên lựa chọn nơi có nhiều ánh nắng để trồng, vì cây hoa sứ rất ưa ánh sáng, hạn chế tối đa việc ngập úng cây vì bộ rễ của cây không chịu được ngập úng. Có nhiều cách nhân giống đối với cây sứ như nhân giống bằng cành hay nhân giống bằng hạt. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cách nhân giống cây sứ bằng phương pháp chiết cành.
Nội dung
Cây hoa sứ nên trồng vị trí nào
Cây hoa sứ hiện nay thường thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là như đền chùa, miếu mạo, khu tưởng niệm, cây còn mang đến ý nghĩa cầu chúc bình an nên thường thấy ở các khu bện viện và nơi người mất vì vậy mà có rất nhiều người không lựa chọn cây sứ để trồng trong sân vườn.
Hiện nay trên thị trường có loại sứ thái đỏ tên gọi là: Adenium là loại cây thích hợp trồng trang trí trước nhà hay khu sân vườn, lối đi lại và cây cảnh để bàn đẹp.
Ý nghĩa phong thủy cây sứ thái đỏ
Cây sứ thái đỏ được rất nhiều người yêu thích, cây mang đến nhiều hồng phúc cho gia chủ, giúp cho công việc thêm thuận buồm xuôi gió và mang đến cuộc sống vui vẻ, vào những ngày tết thì ở nhiều nơi sẽ lựa chọn những chậu sư thái đang ra hoa để trưng trong nhà để cầu bình an cho cả gia đình và cầu mong năm mới đầy may mắn.
Cách chiết cành hoa sứ
là một phương pháp nhân giống cây sứ nhanh nhất, giữ nguyên được tính trạng của cây mẹ, cây sứ chiết phát triển khỏe mạnh , nhanh cho ra hoa so với các cây sứ ghép. Hãy cùng tìm hiểu cách chiết cành hoa sứ thái lan sau đây:
ƯU ĐIỂM CHIẾT CÀNH HOA SỨ
Chiết cành cây hoa sứ là phương pháp nhân giống nhanh , đạt 90% tỉ lệ sống, trong quá trình chiết cành hoa sứ, cành con vẫn sống nhờ vào thân của cây mẹ. nên vẩn được cung cấp các chất dinh dưỡng từ cây mẹ.
Chuẩn bị dụng cụ chiết cành sứ.
Để có thể chiết được những cành cây hoa sứ ta nên chuẩn bị đầy đủ các công cụ dụng cụ để có thể tiến hành chiết cây hoa sứ một cách nhanh và hiệu quả, các dụng cụ cần thiết bao gồm:
- Kéo khoanh vỏ chiết cành
- Dao sắc cắt cành
Tiến hành chiết cây sứ
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chiết cành sứ thì hãy tham khảo qua cách chiết cành đặc biệt sau đây.
Khi chiết cành sứ có cách đặc biệt như: khất vỏ, xẻ hàm ếc, xẻ mỏ vịt, sau đây sẽ là chi tiết những cách chiết cành sứ đặc biệt
Khất vỏ
Là phương pháp giống như chiết các loại cây thông thường hiện nay, nhưng vẫn có thể áp dụng trên cây sứ, với đoạn chiều dài vỏ khất từ 2-3cm tùy nhánh lớn nhỏ, ta nên lựa chọn những nhánh lớn.
Dùng dao sắc khất vòng quanh thân nhánh, (lộ phần lõi trắng), sau đó để khô trong 5-10 ngày mới bó bầu bằng bột dừa hay rễ lục bình. Sau 1 tháng nhánh sứ có thể ra rễ, đợi rễ ra kín bầu chiết ta cắt xuống và đem trồng. Chu ý khi khất vỏ nhánh sứ phải được cặm cây chống đở nếu không nhánh sẽ bị gãy ngay chỗ khấc, do gió.
Xẻ mỏ vịt
Xẻ mỏ vịt là phương pháp có tác dụng tốt hơn 2 phương pháp trên, với phương pháp này nhánh cây phải xẻ hàm khá dài, nhưng đổi lại bộ rễ sẽ khỏe mạnh hơn.
Chú ý khi xẻ hàm mỏ vịt, phần mở rộng miệng lúc nào cũng nằm phía dưới chiều nghiêng của nhánh sứ để tránh làm tét nhánh. Sau khi xẻ hàm ta cũng để khô 5-7 ngày rồi mới bó bầu. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ đều, ta có thể cắt để trồng.
Xẻ hàm ếch
Xẻ hàm ếch là phương pháp đơn giản hơn, đầu tiên ta lựa chọn nhánh to khỏe, dài để xác định vị trí chiết, xẻ ngược lên phía ngon với chiều sâu bằng 2/3 đường kính thân, sau đó để khô vết cắt trong 5-7 ngày cặm cây đỡ cho nhánh không gãy sau đó đem bầu như phương pháp khất vỏ. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ tốt, có thể cắt xuống đem trồng.
Như vậy tôi đã chia sẻ cho bạn những cách chiết cành ở cây sứ. Bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin về nhân giống cây bằng hạt sứ giống.
Bài viết liên quan: Cách tạo dáng cho cây sứ cảnh