Có thể nói vẻ đẹp của bông hoa sứ đã thu hút nhiều người yêu thích nó, hơn thế nửa cây hoa sứ rất dễ trồng vì cây hoa sứ thái có đặc điểm sinh thái và hình thái phù hợp với khí hậu của nước ta. Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng hoa sứ đúng kỹ thuật nhé.
Nội dung
1. Cách trồng hoa sứ thái
Sứ thái (Adenium obesum) thuộc nhóm cây mọng nước và có biệt danh là “hoa hồng sa mạc”. Cây chịu được điều kiện khô hạn và khắc nghiệt cao. Hiện nay, sứ thái được trồng nhiều nơi ở nước ta. Với nhiều chủng loại, màu sắc khác nhau, sứ thái luôn được những người yêu hoa săn đón. Đặc biệt, sứ thái có bộ thân và rễ đẹp, các nhà vườn dựa vào đặc điểm này để tạo ra các dáng cây đẹp, độc lạ.
2. Trồng cây
Có 2 cách trồng hoa sứ thái là gieo hạt và giâm cành. Sứ thái trồng bằng hạt ra hoa sau 8 – 12 tháng trồng. Những người trồng hoa thường sử dụng phương pháp giâm cành.
Sứ thái là loại cây không quá kén đất. Tuy nhiên, đất trồng cũng phải đảm bảo một số đặc tính như tơi xốp và thoát nước. Đất sạch Namix là đất đã được phối trộn sẵn có bổ sung dinh dưỡng phù hợp để trồng hoa kiểng trong chậu.
Chậu trồng cây cần có lỗ để thoát nước. Bạn có thể phối trộn thêm đá Perlite hoặc Vermiculite để tăng độ thông thoáng cho đất.
Cho đất vào khoảng 2/3 chậu sau đó đặc cây vào giữa. Lưu ý, bạn sửa cho bộ rễ xòe ra cân đối.
Tiếp tục cho thêm đất vào ngập một phần rễ và gần ngang mặt chậu là được. Phần củ rễ to (nếu có) phải đặt sao cho nằm trên miệng chậu, đất thấp hơn để khi tưới nước không bị tràn ra ngoài.
Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ sẽ phình to. Để cây có dáng đẹp, cần phải thay chậu và tạo hình cho bộ rễ.
3. Chăm sóc hoa sứ thái
Nước tưới
Sứ thái là một cây chịu nắng, khô hạn và sợ úng nước. Cho nên, bạn quan sát nếu thấy đất khô mới tưới nước cho cây. Lưu ý, cây sứ mới trồng không nên tưới quá nhiều nước vì bộ rễ cây còn yếu. Đối với cây sứ, bạn nên dùng vòi phun sương, bình phun để tưới. Đất đủ ẩm là được, không được quá ướt.
Bón phân
Các loại phân hữu cơ như phân bò, phân trùn quế, bánh dầu được trộn cùng với đất khi trồng cây.
Cây con sau khi trồng được 10 – 15 ngày thì bắt đầu bén rễ. Hòa loãng 10 – 15 gam phân bón 20 – 20 – 15 + TE trong 10 – 15 lít nước. Tưới đủ ẩm và không được tưới lên lá. Định kỳ 15 – 20 ngày một lần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phân chậm tan chuyên dùng cho hoa kiểng. Khoảng 5 – 10 gram / chậu. Bón cách xa gốc 10 cm.
Cây con được 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20- 30 gam phân NPK 20 – 20 – 15 + TE (30 ngày / lần). Bạn có thể kết hợp thêm với phân bón lá phun định kỳ 7 – 10 ngày / lần.
Sâu bệnh
Cây sứ thường bị sâu xanh, rệp, bọ sứ và nhện đỏ phá hại. Đối với sâu xanh, đây là loại sâu ăn tạp và ăn rất nhanh. Cách tốt nhất là bạn nên bắt sâu và nhặt hết trứng của chúng ra ngoài. Hạn chế sử dụng thuốc vì dễ làm cháy lá non.
Bệnh thối nhũn là bệnh phổ biến và khó trị trên cây sứ. Bệnh có thể do vi khuẩn gây ra khi cây có các vết thương do côn trùng gây ra và gặp điều kiện thời tiết có độ ẩm cao. Bạn cần cắt bỏ hết chỗ thối nhũn, bôi vôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C để phòng trị.
Điều khiển ra hoa
Cần cắt tỉa cành sau mỗi đợt hoa tàn. Cắt thành nhiều lần, mỗi lần cắt vào một đoạn ngắn. Như vậy, cây sẽ cho nhiều cành và nhiều hoa hơn.
Điều khiển ra cây ra hoa vào dịp tết: bạn tiến hành cắt cành vào rằm tháng 7 âm lịch nếu năm đó mưa nhiều và ổn định. Nếu thời tiết trong năm khô hạn, nắng nhiều mưa ít thì bạn cắt cành muộn hơn, khoảng đầu tháng 8 âm lịch.
Bạn kết hợp phun các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007 (kích ra hoa), đầu trâu 009 (dưỡng hoa lâu tàn) để kiềm hãm sự sinh trưởng và hình thành mầm hoa. Bạn để ý thấy lá từ màu xanh chuyển sang vàng rồi rụng. Đầu đọt ngưng phát triển lá non, có những mụn lốm đốm nhú ra là cây đang hình thành nụ.
Qua bài viết trên ta có thể thấy được hoa sứ thái có nhiều màu khác nhau, rực rỡ và khoe sắc. Hoa sứ mang ý nghĩa tinh khiết và trong sáng phù hợp trồng ở các đền thờ hơn thế nữa cây sứ cảnh còn thể hiện tình cảm, yêu thương của mình dành cho người khác.
Bài viết liên quan: