Home, Khỏe đẹp, Kiến thức thực vật

Phân biệt sâm ngọc linh với củ tam thất

Trên thị trường hiện nay, sâm Ngọc Linh trở thành món hàng được các đại gia săn đón. Tuy nhiên nhiều người mua đã phải “nếm trái đắng” khi mua phải loại sâm trị hàng trăm triệu nhưng chất lượng không tương xứng. Củ Tam Thất có nhiều đặc điểm giống với sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy đã khiến nhiều người nhầm lẫn, để rồi “ăn cú lừa” từ người bán.

Hình dạng bên ngoài

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh phát triển dưới các tán rừng nguyên sinh ẩm với độ mùn cao, tơi xốp. Chính tầng thảm mục dày dưới các tán rừng trên núi Ngọc Linh mới đủ điều kiện tốt nhất để sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển.

Thân sâm Ngọc Linh mọc thẳng, cao từ 30 – 60 cm. Lá kép (5-7 lá), chân vịt, có cuống dài, mọc vòng, mép lá hình răng cưa, quả khi chín có màu đỏ.

Lá sâm Ngọc Linh 2 mặt đều có lông, đỉnh lá có hình chóp nhọn. Thường sâm Ngọc Linh phải đạt độ tuổi từ 4 -5  năm mới bắt đầu ra hoa.

Quả sâm Ngọc Linh khi chín có màu đỏ, có chấm đen ở chóp quả. Thông thường mỗi cây sâm có từ 10 đến 30 quả

Củ sâm Ngọc Linh có gốc to, nhiều rễ, nhiều đốt. Sâm Ngọc Linh trong suốt 1 năm chỉ mọc một thân sau khi rụng đi tạo thành một mắt sâmăn sâu lõm vào thân.

Lõi sâm Ngọc Linh quan sát bằng mắt thường sẽ thấy có màu vàng ở phần củ và màu tím nhạt hoặc màu xám ở phần thân.

Khi sờ vào củ sâm Ngọc Linh sẽ thấy vỏ sâm rất mỏng và nhẵn chứ không dày sần sùi. Thân sâm Ngọc Linh có màu nâu vàng hoặc xanh xám.

Củ sâm Ngọc Linh có thể nằm sâu trong lòng đất (sâm ngậm thổ), nằm trên mặt đất (sâm lộ thiên) hoặc một phần củ sâm nằm dưới lòng đất, một phần trồi lên trên mặt đất (sâm bán lộ thiên).


Sâm Ngọc Linh

Củ tam thất hoang

Tam thất vốn có rất nhiều loại như: tam thất gừng, tam thất móng trâu, tam thất hoang…Trong đó tam thất hoang là loại gần giống với sâm Ngọc Linh nhất.

Tam thất hoang phân bổ chủ yếu ở vùng Tây Bắc Việt Nam, nơi có độ cao từ 1900m đến 2400m so với mực nước biển, thổ địa trên dãy núi Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai là coi là nơi tam thất hoang mọc mang lại chất lượng tốt nhất.

Thân tam thất hoang cao trung bình khoảng 40 cm và cũng có lá kép (3- 7 lá), chân vịt, lá mỏng, mép lá hình răng cưa tuy nhiên lá tham thất hoang không có lông.

Tam thất hoang ra hoa từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, quả chín mọng có màu đỏ.

Củ tam thất hoang có hình dạng dài loằng ngoằng hơn củ Sâm Ngọc Linh và có rất nhiều mắt. Mỗi năm củ tam thất tạo thành từ 2 – 13 mắt.

Đặc biệt tam thất không có củ gốc hoặc nếu có cũng rất nhỏ, rất ít các rễ con xung quanh.

Màu sắc của lõi tam thất hoang thường chia thành 5 loại: trắng, vàng, xanh, xám và đỏ tía. Trong đó loại màu vàng và xám là có thể sử dụng trực tiếp, các loại còn lại nếu dùng trực tiếp có thể gây dị ứng thậm chí là chết người.

Củ tam thất hoang
Củ tam thất hoang

Về mùi vị

Sâm Ngọc Linh

Nếm thử sâm Ngọc Linh là cách nhận biết rõ ràng nhất vì sâm Ngọc Linh có mùi vị đặc trưng của sâm (mùi thơm nồng, khi đưa lên mũi ngửi sẽ cảm nhận rất rõ. Khi nếm sâm, mới đầu có vị hơi đắng sau để lại vị ngọt nơi cổ họng, dư vị lâu, càng nhai càng bùi)

Tam thất hoang

Trong khi đó Tam thất hoang có mùi vì khác hoàn toàn (vị đắng gắt khó chịu chứ không có mùi thơm của sâm, khi nhai sâm thấy rất cứng và xơ)

Về thành phần hoạt Chất

Thành phần của sâm Ngọc Linh có đầy đủ các hoạt chất GR2, G-RB1, G-Rg1 cao hơn hẳn tam thất hoang, đặc biệt trong sâm Ngọc Linh có tới 52 hợp chất saponin, axit béo, axit amin, nguyên tố đa lượng, vi lượng….

Trong khi tam thất hoang cũng có thành phần GR2, G-RB1, G-Rg1 giống sâm Ngọc Linh nhưng chỉ bằng 60% so với sâm Ngọc Linh, còn hoạt chất saponin trong tam thất hoang yếu hơn nhiều so với sâm Ngọc Linh.

Các thành phần dưỡng chất trong tam thất hoang nghèo hơn nhiều so với sâm Ngọc Linh vì thế sâm Ngọc Linh có tác dụng vượt trội hơn hẳn và được coi là loại sâm tốt nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Về công dụng

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh vốn được đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng để cầm máu, làm lành vết thương. Sau khi nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy sâm có tác dụng chống stress, trầm cảm, nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan và nhiều công năng khác, đặc biệt là phòng chống ung thư.

Theo kết quả nghiên cứu dược lý lâm sàng thì sâm Ngọc Linh hỗ trợ bệnh nhân rất tốt, sâm có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh, hiệp lực để điều trị bệnh, giúp hạ đường huyết bệnh tiểu đường.

Củ tam thất 

Tuy tam thất hoang không có dược tính cao như sâm Ngọc Linh nhưng cũng chứa những thành phần quý có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: chống viêm nhiễm, bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa lão hóa, tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh về tim mạch

Về giá thành

Sâm Ngọc Linh có giá thành cao hơn nhiều so với tam thất hoang.

Cụ thể:

  • Tam thất hoang loại 25-30 củ/kg: giá 4 – 5 triệu đồng/kg, củ to từ 0,5 – 1kg/củ:giá 16 – 18 triệu đồng.
  • Trong khi giá sâm Ngọc Linh giao động từ khoảng 25 – 30 triệu đồng/kg. Sâm Ngọc Linh tươi loại 5 – 7 củ/kg: giá từ 45 – 50 triệu/kg. Với loại sâm kích thước lớn từ 2 – 3 củ/kg: giá có khi lên đến cả trăm triệu.

Với những đặc điểm khác nhau cụ thể trên, hy vọng nó sẽ giúp bạn phân biệt được sâm Ngọc Linh và củ Tam Thất.