Sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng Trung Trung Bộ Việt Nam sử dụng từ rất lâu như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc trị sốt rét, đau bụng, phù thũng,…
Nhiều kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm Sâm Ngọc Linh đã chứng minh Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vậy lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Những nghiên cứu dược lý lâm sàng của Sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: các bệnh nhân được thử nghiệm sử dụng Sâm Ngọc Linh để hỗ trợ điều trị bệnh của mình đều ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp người bị huyết áp thấp.
Thành phần hóa học:
Thân rễ và rễ củ cây sâm ngọc linh chứa 32 hợp chất saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammara, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm.
Mời bạn tham khảo một số chủ đề sau:
Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rễ cây mọc hoang.
Còn có 7 hợp chất polyaceytylen; 17 acid béo trong đó có các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic; 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể; 20 nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mu, Co, Se, K,
Các thành phần khác là glucid, tinh dầu.
Trong thân rễ tươi có daucosterol.
Theo đông y:
Cây sâm ngọc linh có vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.
Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.
Một số cách sử dụng Sâm Ngọc Linh thông dụng mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1: Ngậm tan Sâm Ngọc Linh trong miệng. Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất: dùng cho những người bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, và mắc chứng “phế hư”: chức năng hô hấp kém, phổi yếu, thở gấp, hen suyễn.
Cách 2: Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong. Đây là cách sử dụng Sâm Ngọc Linh tốt và mang lại nhiều tác dụng nhất.
Cách làm: bạn hãy rửa củ sâm thật sạch xong cắt lát mỏng và xếp từng lát sâm vào bình bằng thủy tinh hoặc bằng sành đổ mật ong đầy ngập sâm, đóng nắp kín trong thời gian khoảng 1 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày ngậm từ 3- 5 lát sâm. Các bạn nên sử dụng loại mật ong rừng nguyên chất để ngâm sâm.
Cách 3. Sử dụng Sâm Ngọc Linh theo kiểu pha trà uống.
Cách làm: Sâm Ngọc Linh thái mỏng thành nhiều lát, khi dùng cho vài lát Sâm (1g – 2g) vào ấm, đổ nước sôi vào pha như trà. Sau 5 phút có thể sử dụng. Có thể dùng vài lần như vậy cho đến khi cảm thấy vị nhạt dần thì lấy bả ra nhai và nuốt dần.
Cách 4. Sâm Ngọc Linh ngâm rượu: Dùng cho người mọi người để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là nam giới, những nhười phải uống bia rượu nhiều, nên thay thế bằng rượu sâm ngọc linh để bảo vệ gan thận, bồi bổ sức khỏe.
Cách làm: Rửa sạch sâm, ngâm vào rượu 50 – 70 độ , và đặc biệt phải ngâm vào bình thủy tinh. Phải ngâm 3 tháng trở lên thì khi sử dụng mới thấy có tác dụng tốt cho cơ thể . Ngâm Sâm Ngọc Linh với tỉ lệ 100g Sâm Ngọc Linh ngâm với từ 2-3 lít rượu, mỗi ngày dùng 50-100(ml)
Cách 5. Nấu cháo với sâm Ngọc Linh: Dùng cho người mắc các chứng bệnh mãn tính đường tiêu hóa, người già suy yếu, răng hỏng nhiều.
Cách làm: Dùng 3g Sâm Ngọc Linh thái lát rồi sắc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo.
Lưu ý:
Hiện nay, cây sâm ngọc linh rừng gần như đã bị khai thác cạn kiệt. Nhưng trên thị trường vẫn còn bán rất nhiều củ sâm ngọc linh giả, là củ của các cây khác gần giống như: Sâm Vũ Diệp, Tam thất Hoang, củ ráy rừng, sâm Kim Bình, thất diệp nhất chi hoa…Nên tìm hiểu thật kĩ trước khi mua.
Mời bạn tham khảo một số chủ đề sau: