Bệnh mỡ máu cao nên kiêng gì đây là câu hỏi được nhiều người bệnh mỡ máu đặt ra. Vì chế độ ảnh uống ảnh hưởng rất nhiều đối với tình trạng của bệnh. Vậy mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì thì chúng ta cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Người mỡ máu cao nên kiêng gì?
Người mỡ máu cao nên kiêng những loại thực phẩm có chứa những loại chất béo làm tăng lượng Cholesterol “xấu”. Thay vào đó, họ nên ăn các loại thực phẩm có chứa loại chất béo tốt.
Các loại chất béo làm tăng Cholesterol “xấu” bao gồm:
- Chất béo bão hòa (chất béo no) có trong các loại mỡ động vật, bơ động vật, kem, phomat… và một số loại dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa…
- Chất béo không bão hòa dạng trans. Đây là loại chất béo thường hình thành trong quá trình chiên, rán thực phẩm. Vì vậy có thể gặp chất béo này trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn liền như mỳ ăn liền,…
- Cholesterol có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật.
Chất béo tốt là chất béo không bão hòa dạng cis có trong dầu thực vật, các loại cá.Chất béo này khác với chất béo không bão hòa dạng trans là chất béo không tốt. Lượng chất béo này nên chiếm khoảng 30% khẩu phần ăn hàng ngày.
Vậy, người mỡ máu cao nên kiêng gì? Người mỡ máu cao nên kiêng ăn các loại thức ăn sau:
- Mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò… Nên thay món thịt bằng cách ăn các loại cá như cá hồi, cá trích…
- Sữa béo (sữa nguyên kem). Thay vào đó có thể uống sữa tách kem, sữa ít béo.
- Lòng đỏ trứng, bơ, phomat và các đồ ăn có chứa các loại thực phẩm này như kem, bánh kem, bánh bơ, phomai que…
- Thịt gà, ngan, vịt nuôi công nghiệp. Nếu muốn ăn thì nên bỏ da và chọn phần thịt ức.
- Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách, dồi, lòng…)
- Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, lạp xưởng,…
- Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ. Nên dùng dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành thay thế.
- Các bơ thực vật chứa nhiều chất béo no.
- Các đồ ăn chiên rán sẵn như gà rán, các loại viên chiên…, đồ ăn nhanh như mì ăn liền, khoai tây chiên…
- Người bị rối loạn mỡ máu kèm theo thừa cân phải hạn chế thức ăn có chứa nhiều đường bột. Các loại thực phẩm này bao gồm: bánh kẹo ngọt, các loại miến, mì, phở, các loại củ nhiều tinh bột khoai, sắn, một số hoa quả ngọt nhiều như mít, na…
Cho dù người bệnh có điều trị thuốc giảm mỡ máu hay không cũng đều nên kiêng các loại thức ăn này thì điều trị mới hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì. Duy trì chế độ ăn trong ít nhất 6-8 tuần mới có tác dụng, tốt nhất nên tuân thủ suốt đời.
Một số thực phẩm tốt cho người mỡ máu
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Có thể bao gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức chứa nhiều carbohydrate và chất xơ phức tạp. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một số chất đạm và thường có ít chất béo bão hòa, cholesterol và tổng lượng chất béo.
Tất cả các loại đậu là một nguồn giàu protein thực vật
Đậu lăng, đậu đỏ, đậu pinto, đậu nành… Thay vì làm tăng mức cholesterol trong máu như nguồn protein từ động vật, đậu thực sự giúp hạ mỡ máu hiệu quả.
Đậu và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu (sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, chao, đậu tương…) cũng giúp giảm lượng đường trong máu và insulin, và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Dầu ôliu
Có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, dầu ôliu được coi là có hàm lượng calo cao, vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.
Hành tây
Không chỉ có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch hành tây còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin. Người trưởng thành mỗi ngày dùng 60g hành tây có tác dụng dự phòng cholesterol máu tăng cao.
Dưa leo
Có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu. Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ làm cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol. Có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.
Rong biển
Là thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe, cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Rong biển chứa nhiều iod và magie, có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch. Trong rong biển còn có thành phần laminaria polysaccharide có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid.
Tổng hợp