Cây dọc mùng (môn bạc hà) thường được trồng để dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn hằng ngày. Ngoài ra, trong y học, đây còn là cây dược liệu giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng cây dọc mùng sao cho đúng và an toàn nhất. Bởi trong quá trình trồng, có nhiều điều người trồng cần phải lưu ý.
Nội dung
Cách trồng cây dọc mùng đơn giản mà hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
- Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dọc mùng. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng phải có đường kính từ 30cm trở lên và cao trên 30cm.
- Đất trồng
Cây dọc mùng có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
- Giống
Có 2 cách lấy giống: Dùng dao xén vào gốc rễ có chứa khoàng 2 – 3 cây con và cả đất hoặc mua chậu cây giống đã được trồng sẵn trong bầu đất.
2. Trồng cây
Cho đất đã chuẩn bị sẵn vào 2/3 chậu. Sau đó Tạo lỗ trống giữa chậu, đặt cây con vào, nén chặt đất lại, tưới nhẹ. Đặt chậu bạc hà mới trồng vào nơi râm mát vài ngày.
3. Chăm sóc
Dọc mùng là cây ưa ẩm nên đặt thùng xốp nơi có nước chảy qua như rãnh nước hay chỗ trũng giữ nước. Tưới nước ngày một lần và tưới thật đẫm.
Sau mỗi đợt thu hoạch thì tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế…
4. Thu hoạch
Khi bẹ lá dọc dùng lớn thì có thể tiến hành thu hoạch. Dùng dao sắc cắt sát gốc bẹ lá muốn thu hoạch để cây có thể phát triển tiếp.
Lưu ý khi trồng cây dọc mùng
Lá dọc mùng chứa chất độc axit oxalic. Bạn nên giữ trẻ nhỏ và vật nuôi tránh xa cây dọc mùng. Axit oxalic trong lá có thể gây kích ứng khi tiếp xúc da. Nếu nuốt phải, axit này có thể gây đau dữ dội, sưng miệng, lưỡi, cổ họng, thậm chí tắc đường hô hấp và tử vong. Nếu bị ngộ độc lá dọc mùng, bạn nên gọi cấp cứu ngay.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tác dụng của dọc mùng:
Dọc mùng là một loại rau gia vị quen thuộc thường được sử dụng trong những món canh chua. Không chỉ là món ăn được ưa thích, dọc mùng còn có những tác dụng dược lý nhất định.
Theo y học cổ truyền, dọc dùng có vị cay đắng, tình bình, hơi có độc.
Thân, lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, tiêu ứ, giảm ho đờm khó thở, tiêu ứ, trừ giun…
Củ rễ của cây bạc hà đem phơi khô tán thành bột có thể dùng để trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da…
Cứ 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường), 0,5 chất xơ, 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo.
Tác dụng chủ yếu của dọc mùng trong bữa ăn là làm rau ăn kèm giảm bớt cảm giác ngán của những loại thực phẩm giàu chất đạm, hơn nữa, nó rất giàu sinh tố vi lượng tốt cho những người thừa cân muốn giảm cân.
Tuy nhiên, dọc mùng có một tác hại rất đáng giật mình mà không phải ai cũng biết.
Tác hại của dọc mùng:
Dọc mùng được sử dụng trong món canh chua có liên quan đến tình trạng tăng acid uric trong máu.
Như vậy, người đã bị bệnh gút hoặc đang đứng ở ranh giới báo động có nguy cơ bị bệnh gút thì nên kiêng món ăn khoái khẩu này nếu không muốn bệnh tình diễn biến theo chiều hướng nặng.
Tổng hợp
Xem thêm: