Người ta tin rằng cây phong thủy trong nhà sẽ mang lại sự may mắn, giàu có và thuận hòa cho gia chủ, giúp họ thăng tiến nhanh trong công việc. Khi trồng, mỗi người nên kết hợp với các yếu tố cá nhân như ngũ hành, cung, mệnh, tuổi và vị trí địa lý căn nhà để đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Để trang trí căn nhà thêm xanh mát, tươi mới và bảo đảm không gian nơi ở luôn tràn ngập nguồn năng lượng tích cực, chúng ta cần lưu ý những điều đơn giản sau đây.
Nội dung
Những cây phong thủy trong nhà quen thuộc
1. Cây Kim Ngân
Cây Kim ngân mang ý nghĩa giúp cân bằng các nguồn năng lượng chi phối tài chính, mang lại nhiều tiền tài, giúp gia chủ gìn giữ tài sản chặt chẽ hơn. Cây thích hợp với mọi người ở mọi độ tuổi hay cung mệnh, tuy nhiên, hợp nhất vẫn là với người tuổi Tuất.
2. Cây Kim Tiền
Tên gọi của cây Kim tiền đã tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng mà cây có thể mang lại cho người trồng. Lá cây viền tròn, xanh tươi quanh năm tạo nên nguồn năng lượng tích cực, giúp mỗi người luôn tin vào điều may mắn sẽ đến trong cuộc sống.
3. Cây Lưỡi Hổ
Một số nước phương Đông cho rằng cây Lưỡi hổ có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo, bùa chú. Những chiếc lá mọc thẳng của cây thể hiện ý chí cứng rắn, mạnh mẽ của người trồng.
4. Cây Trầu Bà
Cây Trầu bà với màu sắc xanh pha vàng giúp mang lại may mắn cho nhiều người, đặc biệt là người tuổi Ngọ, và đó cũng là ý tưởng hay ho để khiến căn phòng trông thu hút hơn.
5. Cây Phát Tài
Cây Phát tài có thể tạo thành nhiều hình thù như hình tháp, cánh buồm, cây sống được trong nước, tượng trưng cho tài lộc, tiền vô như nước. Dân gian thường chưng cây vào dịp Tết với dải ruy băng đỏ để cầu ước sự may mắn và tiền tài thịnh vượng cho năm mới.
6. Cây Vạn Niên Thanh
Vạn niên thanh là loài dễ sinh trưởng trong điều kiện mát mẻ, có thể sống đến 100 năm nên cây được xem là biểu tượng cho sự cát tường, trường tồn, bền vững.
7. Cây Phú Quý
Theo quan niệm phong thủy, cây Phú quý mang lại sự may mắn, giàu sang, phú quý đúng như tên gọi của nó. Lá cây mỏng mền, viền lá có màu hồng đỏ, bên trong có màu đậm khiến cây trở thành cây phong thủy trong nhà được ưa chuộng vì khá đẹp mắt.
8. Cây Thiết Mộc Lan
Cây thiết mộc lan đem lại không gian phong thủy cực kỳ tốt cho gia chủ. Cây còn được gọi là cây phát tài vì có ý nghĩa giúp người trồng thêm may mắn, tài lộc. Hoa nở với hương thơm dịu nhẹ báo hiệu điềm lành sắp đến.
9. Cây Ngọc Bích
Những người kinh doanh tìm hiểu về phong thủy biết rằng cây Ngọc bích có tác dụng đem lại tiền tài, do vậy họ hay đặt chậu cây bên quầy thu ngân, máy đếm tiền… hoặc bài trí cây tại lối đi nhằm kích hoạt năng lượng về tài lộc, may mắn.
10. Cây Cau Tiểu Trâm
Cau tiểu trâm là lựa chọn của rất nhiều người bởi ý nghĩa cực kỳ tốt lành. Nó có tác dụng án ngữ, trừ tà khí, thông vượng khí, tức là sẽ giúp lại bỏ những điềm xấu hay những xui xẻo cho gia chủ.
11. Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Đúng như tên gọi, cây Bạch mã hoàng tử phong độ, sang trọng và lịch lãm. Bất kỳ ai sở hữu cây này cũng đều có thể thăng tiến nhanh trong sự nghiệp và cuộc sống dường như cũng thuận buồm, xuôi gió hơn.
12. Cây Trúc Nhật
Thân cây Trúc nhật mảnh mai, thanh nhã nhưng sức sống kiên cường, như là biểu tượng cho người quân tử bản lĩnh, ngay thẳng nhưng khi cần vẫn mềm mại, linh hoạt. Nhiều người cho rằng chữ “trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc mọi điều tốt đẹp, may mắn.
13. Cây Ngũ Gia Bì
Ngoài ý nghĩa tạo môi trường khỏe khoắn, ít bệnh tật, cây Ngũ gia bì còn có thể là nguồn động viên tinh thần, giúp gắn kết các thành viên được hòa thuận, gia đình thêm êm ấm. Những gia đình trồng cây này có thể phát triển vững mạnh và ổn định tài chính.
14. Hoa Trạng Nguyên
Với sắc đỏ rực rỡ cùng hình dáng độc đáo, sự xuất hiện của hoa trạng nguyên luôn làm bừng sáng không gian. Cây mang ý nghĩa biểu tượng cho sự đỗ đạt cao trong thi cử, thành công trong sự nghiệp.
15. Cây Thường Xuân
Cây Thường xuân hay Thường xanh là loại cây có sức sống mãnh liệt, có thể trồng chậu hay leo giàn làm hàng rào đều được. Cây tạo cảm giác rằng gia chủ sẽ được bảo vệ và sống hòa thuận, bình an trong căn nhà của mình. Đồng thời đây cũng là một “máy lọc” không khí rất tốt cho mỗi gia đình.
Những lưu ý khi trồng cây phong thủy trong nhà
Không phải cây cảnh nào cũng có thể mang ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ. Khi lựa chọn trồng cây phong thủy trong nhà cần lưu ý
Hình dáng của cây
Những loại cây có lá quá nhỏ, cành dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm,… có thể chứa khí xấu khiến các thành viên trong gia đình tranh cãi, gây mâu thuẫn hay có những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Những cây có nhiều gai nhọn, xù xì hoặc thô ráp có thể tích năng lượng xấu hoặc làm tiêu biến vận khí tốt của nhà bạn.
Tốt nhất, nên chọn những cây có dáng tròn xinh, đầy đặn và viên mãn, tán lá rộng, có màu sắc tươi tắn, đậm đà thì nó sẽ mang lại những điều vô cùng tốt đẹp cho bản thân người trồng.
Mật độ trồng cây
Mang thiên nhiên vào nhà đang là lựa chọn hàng đầu của các gia đình có diện tích sinh sống hạn chế. Tuy nhiên, nếu vì ý nghĩa phong thủy mà quá tham cây, trồng nhiều, dày quá sẽ làm hạn chế đi lượng ánh sáng mà cây được hấp thụ, từ đó làm giảm dương khí, gây ra những tác động tiêu cực đến vận may của người trồng. Đồng thời, trong nhà chứa quá nhiều cây, khi cây hô hấp vào ban đêm có thể thải ra khí cacbonic làm không gian căn phòng ngột ngạt hơn. Do đó bạn không cần trồng quá nhiều cây, chỉ nên lựa chọn những cây phù hợp, dễ sống và có thể chăm sóc đơn giản.
Vị trí đặt cây
Người trồng có thể đặt cây trên bàn làm việc, cửa ra vào, phòng khách hay phòng ngủ, phòng bếp hay chân cầu thang đều được. Tuy nhiên, chỗ đặt phải tuân theo đặc tính sinh trưởng của cây và phù hợp với vận mệnh của người trồng thì cây mới xanh tốt, mới phát huy hết hiệu quả phong thủy của nó.
Cần lựa chọn vị trí đặt cây đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển bình thường. Nếu trong điều kiện ánh sáng tự nhiên thì mỗi ngày, cây cần có khoảng 2 – 3 giờ hấp thụ ánh sáng. Nếu không thì cần chuẩn bị thêm đèn phát ra ánh sáng để giúp cây luôn xanh tốt, có thể quang hợp được.
– Tại vị trí cửa chính tuyệt đối không trồng cây lớn có tán rộng, không trồng quá nhiều hoặc chỉ độc một cây. Lời khuyên cho những ai trồng cây phong thủy trong nhà là nên đặt nơi cửa chính sốchậu hoặc cây chẵn (thường là hai). Cây dâu, cây dương, cây liễu, cây bách, cây đa cũng như các loại cây có tính âm là tối kỵ tại vị trí này.
– Phòng khách là nơi trọng điểm trong nhà vì đây được cho là vị trí thu hút tài lộc. Bên cạnh đó, bạn có thể gây ấn tượng tốt cho các vị khách đến nhà vì tạo được bầu không khí dễ chịu, tươi mới tại đây. Do đó cần chú trọng chọn những cây mang lại nhiều may mắn và luôn xanh tốt quanh năm như kim ngân, kim tiền, phú quý, phát lộc hoa, ngọc bích, kim tiền, thường xuân, …
– Phòng ngủ là nơi nên ít được đặt cây nhất vì sẽ dễ phải hít khí cacbonic mà cây thải ra về đêm. Nếu bạn vẫn muốn thêm sự thuận hòa cho gia đình thì vẫn có thể cân bằng mọi thứ bằng những chậu cây nhỏ và tươi tắn. Vì có thuộc tính âm nên phòng ngủ không được đặt cây to, xù xì và sậm màu – dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của con người.
– Gian bếp cũng không phải là một nơi lý tưởng để bạn trồng cây vì nhiệt độ cao do quá trình nấu nướng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của chúng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tạo một không gian hài hoà phong thuỷ và tràn đầy sức sống tại đây. Hãy chọn những cây có mùi hương dễ chịu hoặc có thể sống đượ c trong điều kiện khô hạn để trồng tại đây.
– Cây cảnh ở phòng làm việc không được có màu sắc quá sặc sỡ hay tỏa hương thơm nồng vì sẽ khiến tâm trí của bạn xao động, không thể tập trung vào công việc. Điều mà chúng ta cần tại vị trí này là những cây có thể giúp cân bằng được trạng thái an tĩnh và sự bình yên cũng như cảm giác thoải mái, tự tin nhất.
– Phòng tắm cũng có thể được trang trí thêm một vài cây cảnh nhỏ, chịu được bóng, ẩm và phù hợp với tính cách của bạn.
– Hành lang hoặc cầu thang là nơi lưu thông không khí cho ngôi nhà của bạn. Lượng không khí có dồi dào năng lượng hay không nó phụ thuộc vào cách bày trí cây ngoài hành lang. Nên chọn những cây lá nhỏ, thân mềm mại để giúp tuần hoàn dòng khí.
Cách chăm sóc cây
Cây phong thủy trồng trong nhà không cần tưới nước quá nhiều vì sẽ gây ngập úng, chỉ tưới khi thấy đất trong chậu thật khô. Để đảm bảo khi tưới nước không chảy lênh láng khắp mọi nơi, bạn nên đặt đĩa đệm ở dưới chậu trước khi trồng cây.
Nếu trời lạnh hay mưa thì đặc biệt tưới ít nước, bật đèn hoặc tăng nhiệt độ bằng lò sưởi cho cây có thể chống chịu với thời tiết.
Cây trồng trong nhà thường dễ mắc bệnh phấn trắng, chủ nhân có thể dùng khăn và cồn lau sạch. Thường xuyên nhặt lá khô hoặc mục cho cây. Nếu xảy ra sâu bệnh thì sử dụng dụng cụ làm vườn để bắt thủ công, hoặc dùng thuốc diệt muỗi để xịt. Tuyệt đối tránh xịt thuốc trừ sâu vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trường hợp nghiêm trọng, nên mang chậu cây ra ngoài để chữa trị.
Không gian nhà ở là vị trí có sự đặc biệt hơn so với vườn tược, đường phố hay cơ quan làm việc. Chúng ta sẽ sinh sống tại đó, nên cần sự thoải mái, bình yên. Vì thế, việc trồng cây phong thủy trong nhà cần phải được xem xét kĩ lưỡng, phù hợp hơn. Hãy ghi nhớ những điều ở trên trước khi quyết định chọn cây cảnh nào bạn nhé!
Nếu bạn còn đang phân vân trong việc lựa chọn cây cảnh phong thủy đẹp và ý nghĩa, vậy thì hãy ghé ngay vuoncayviet.com – những nhân viên nhiệt tình tại đây sẽ giải đáp miễn phí cho bạn nhé!