Home

Cây thuốc quanh ta: Công dụng của hành dưới góc nhìn y học

Sau khi tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin liên quan đến Hành, Tài nguyên thực vật xin giới thiệu đến các bạn công dụng của hành dưới góc nhìn y học, nhằm giúp mọi người có cái nhìn bao quát hơn về công dụng của hành, cũng như giúp mọi người có thêm một bài thuốc gần gũi với gia đình mình hơn.

cong-dung-cua-hanh

SƠ LƯỢC VỀ HÀNH

Tên khác: Hành hoa – Hành tăm – Thông bạch – Hom búa (Thái) – Hành hương – Thái bá – Lộc thai 0 Khtim (Khơ me) – Hoa sư thảo.

Cách trồng: Trồng bằng dò (củ) nơi đất mùn nhiều màu ẩm ướt và trồng quanh năm.

Bộ phận dùng: Lá và củ.

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay khô đều được.

Công dụng của hành: Dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa các chứng cảm sốt nhức đầu.

Liều dùng: 30 – 60g

BÀI THUỐC ỨNG DỤNG

Bài 1: Chữa cảm mạo nhức đầu, ngạt mũi, ho,..

Hành tươi: 20g

Gừng tươi: 5g

Lá tía tô: 10g

Hành và tía tô thái nhỏ, gừng giã nát cho vào cháo nóng, ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Ngày ăn 2 lần.

Bài 2: Chữa mụn nhọt

Hành tươi giã nát (không kể liều lượng) trộn với muối đắp lên mụn nhọt, hễ ngòi vỡ ra thì dùng rượu hoặc nước muối rửa sạch, rút ngòi ra.

(Nguồn: Cây rau cây thuốc – Bộ Y tế Vụ y học cổ truyền – NXB Y học)

MỘT SỐ CÔNG DỤNG KHÁC CỦA HÀNH

1. Cầm máu vết thương

Vết thương rỉ máu không cầm. Lấy hành lá tươi hoặc khô nướng chín rồi bóp cho ra nước, lấy nước đó nhỏ vào vết thương sẽ cầm máu

2. Mụn trĩ rò đau nhức

Trước hết lấy hạt gấc đun lấy nước để xông mụn trĩ. Khi nước đã bớt nóng chỉ còn hơi ẩm thì đem nước đó rửa sạch mụn búi trĩ, thấm cho khô. Sau đó lấy hành giã vắt lấy một ít nước, hòa với một ít mật để bôi lên mụn trĩ, chỉ bôi một lần đã đỡ đau.

3. Chống đông máu:

Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone và huyết áp cao cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim do hành giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường…

4. Chống viêm:

Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

5. Chống nhiễm khuẩn:

Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

6. Tốt cho huyết áp:

Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huy ết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

7. Chữa cảm sốt, nhức đầu

Cảm sốt nhức đầu như búa bổ, hãy lấy hai chục cây hành hoa cắt bỏ đoanh lá xanh, giữ lại rễ. Cho một ít gạo và năm lát gừng dày đun lấy một bát cháo ăn nóng. Khi ăn cháo nên pha một chút giấm chua. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

8. Chữa đau bụng, lạnh giá chân tay

Người lớn bị đau bung chân tay lạnh giá, môi xanh, mạch hiện lờ mờ cần lấy một nắm hành bỏ rễ và lá, lấy củ hơ nóng ấp lên rốn, lấy chai nước nóng chườm lên trên. Thấy hành đã bị mềm nhũn lại thì thay nắm hành khác. Một lúc lâu hơi nóng ngấm vào thì chân tay sẽ ấm, ra dâm dấp mồ hôi sau đó sẽ khỏi. Tiếp đó, lấy miếng gừng khô bằng độ 2 ngón tay cái thái nhỏ, đung nước uống.

9. Phòng chống ung thư ruột kết

Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

cong-dung-cua-hanh-1

10. Táo bón và đầy hơi

Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi. Nếu bí đại tiện có thể lấy một củ hành kèm theo một lát gừng giã nát cùng với thìa nhỏ muối, nặn thành cái bánh tròn dẹt, đặt lên nồi đun cho nóng vừa rồi ấp vào rốn buộc lại. Nếu sau 1 thời gian vẫn chưa thấy thông thì lại tiếp tục làm bánh khác đắp lên.

11. Tốt cho dạ dày

Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp bạn giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp giảm lượng carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.

12. Chống bệnh tiểu đường

Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng in-sulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.

13. Lợi tiểu và làm sạch máu:

Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu hãy lấy một nắm hành và củ nghệ bằng ba ngón tay cho vào một bát to nước, đun cạn còn độ nửa bát con, uống lúc còn hơi nóng, ngày uống 2 lần. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

14. Chữa ù tai:

Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.

15. Rụng tóc:

Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tươi trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.

16. Tăng cường miễn dịch:

Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng. Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.

17. Loãng xương:

12gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên giúp điều hòa lượng đường trong máu.

18. Hô hấp:

Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường

19. Nâng cao chất lượng “chăn gối”:

Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi do có chứa một loạt các vitamin giúp quá trình tiết hormone nam tính diễn ra bình thường, qua đó kích thích ham muốn tình dục. Vì vậy, người đàn ông không được mạnh mẽ trong chuyện phòng the nên ăn nhiều hành, ít nhất 3 bữa/tuần để cải thiện khả năng chăn gối của mình.

20. Ngăn ngừa ung thư

Cũng giống như tỏi, hành có khả năng chống lại được rất nhiều bệnh ung thư phổ biến. Trong các nghiên cứu tại khu vực Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ăn hành giảm được 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng. Giảm 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với người không ăn hoặc ăn rất ít hành

Trên đây là phần trình bày về công dụng của hành dưới góc nhìn y học, một số thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet, số khác được trích dẫn trực tiếp từ sách Cây rau cây thuốc của tác giả: TTƯT.LY. DSCKII. Nguyễn Đức Đoàn (Bộ y tế Vụ y học cổ truyền  – NXB Y học).

Tổng hợp