Việc áp dụng những bài thuốc dân gian vào cuộc sống hàng ngày giúp lưu truyền lại những phương thuốc hay, hiệu nhiệm từ xa xưa. Cây ba dót cũng vậy – công dụng của cây ba dót đã được dân ta biết đến và ứng dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh từ xa xưa.
Mô tả cây ba dót:
Cây ba dót còn có tên gọi khác như: Bà dột, cà dót, trạch lan (Eupatorium triplinerve Vahl) thuộc họ cúc (Asteraceae).
Cây thảo, mọc thành bụi dày, thân cao 40 – 50 cm. Thân và gân chính của lá màu đỏ tía. Lá mọc đới, hình mác, góc và chóp thuôn, mép nguyên, có gân giữa to với 2 cặp gân phụ, không lông. Cụm hoa thưa, hình ngù, ở ngọn thân và kẽ lá, gồm nhiều hoa đầu màu hường, có bao chung gồm 2 – 3 lá bắc, bên trong có 15 – 20 hoa. Quả bế có 5 bướu, dài 2 mm, có lông màu trắng dễ rụng.
Bộ phận dùng: Toàn thân chưa có hoa
Nơi sống và thu hái:
Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ, được nhập trồng và nay trở thành cây hoang ở nhiều nơi (Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang). Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Thu hái cây vào mùa hạ, đem phơi khô.
Hoạt chất và tác dụng:
Lá vò ra có mùi thơm nhẹ và có tinh dầu. Có vị đắng là do có 2 hoạt chất đắng không độc là ayapanin và ayapin. Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, trị rắn cắn. Dịch lá hoặc toàn cây sắc uống trị mụn nhọt, vết loét. Với liều nhỏ, cây có tác dụng kích thi1h và bổ đắng. Với liều cao, có tác dụng nhuận tràng và xổ.
Cách dùng cây ba dót
Để cầm máu, có thể dùng chích dưới da hoặc uống hay giã đắp vào vết thương. Thường dùng hàng ngày 10 – 15g hãm hoặc sắc uống như uống trà sau bữa ăn.
Để trị rắn cắn, dùng lá vò uống và bẵ đắp vào vết cắn.
Chữa cảm sốt, rối loạn tiêu hoá: Bả dột 20 – 30g sắc nước uống.
Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh: Bả dột phối hợp với mần tưới, mỗi thứ 20g sắc nước uống.
Nguồn: PTS. Võ Văn Chi – Cây thuốc trị bệnh thông dụng – NXB Văn hóa