Cứ gần độ Tết là người dân lại chen nhau đi tìm giống cây Phật thủ về nhà trồng, với mong muốn được Phật chở che, mang lại nhiều may mắn và sung túc cho gia đình. Để trồng cây này không khó, bạn chỉ cần để ý cách trồng và chăm sóc cây Phật thủ dưới đây:
Nội dung
Kỹ thuật trồng cây Phật thủ
1. Trồng giâm cành
Khi mua về trồng giâm cành, hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Sau khi trồng lên 1 đợt lộc, khi cứng lộc mới bón nhẹ. (Lưu ý: tuyệt đối không được bón vào gốc, bón xa gốc để rễ phải ăn với)
2. Trồng chính thức
Sau 4 đến 5 tháng tuổi, cây cao khoảng 1m thì đánh chuyển trồng chính thức:
* Mật độ trồng phật thủ
– Tối thiểu cây cách cây 3,5m, hàng cách hàng 4m.
– Kích thước hốc trồng 0,3 x 0,3 x 0,3m.
– Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5m, rộng 0,8m.
– Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3m, rộng 0,8m.
* Đất trồng
Trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10-15kg + tro trấu hoai (hoặc bã dừa, bã đậu) 10-15kg + super lân 1kg.
* Cách trồng
Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.
* Phân bón
– Bón lót: Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ (hoai mục) khoảng 10kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới 1 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần (tùy điều kiện đất, có thể thay đổi tần suất để duy trì độ ẩm cho đất). Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.
– Bón thúc: Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Có thể bổ sung phân lân và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 10 – 50g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón.
– Phục hồi, kích thích sinh trưởng: Trong bất cứ giai đoạn nào từ khi nảy mầm tới khi thu hoạch, có thể dùng thêm thuốc Atonik hoặc Super humic để làm tăng khả năng ra rễ, nảy mầm, tăng khả năng sinh trưởng cũng như ra hoa đậu quả của cây.
Lưu ý: bón xa gốc (tức rễ phải ăn với)
* Chống rét
Cây phật thủ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ thích hợp là 15 đến 38 độC. Đặc biệt, loại cây này dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp, phải kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá, giữ được lá là giữ được quả.
* Tỉa cành tạo tán
Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát riển cân đối.
* Xử lý cho cây ra hoa trái mùa
Cây phật thủ thuộc họ cây có múi như bưởi, cam, quýt đều ra hoa vào mùa xuân. Nhưng để cây ra hoa trái mùa để có quả đúng vào dịp tết, bạn cần lưu ý mấy việc như sau.
Từ tháng 5, đến tháng 6, bạn cho cây nghỉ ăn, và điều tiết nước ở mức lúc nào nhìn lá cây cũng ở trạng thái mo lá. Khi lộc chuyển thành lá bánh tẻ, (tức không phải là lộc non) bạn phun thuốc kích thích ra hoa (thuốc kích tố ra hoa Thiên Nông), từ 2 – 3 lần cách từ 7 – 10 ngày/lần. Sau 45 đến 60 ngày cây sẽ ra hoa như mong muốn. Lúc đó bạn mới được bón tưới bình thường.
3. Phòng trừ sâu bệnh
– Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như polytrin.
– Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại, sử dụng thuốc comite hoặc detect.
– Bệnh nấm: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc ridomil.
– Bệnh dệp: thuốc sufation
– Bệnh thối gốc – chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN hoặc aliet 80 BHN, Coper Zine.
– Rầy chổng cánh: Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá, sử dụng thuốc Aplaud MIPC 25% hoặc BTN, Admire 50ND, Basan 50ND, Trebon 10ND.
Các loại bệnh trên có thể tìm hiểu qua internet để hiểu rõ hơn, không nhất thiết dùng đúng các thuốc ở trên, có thể dùng các loại thuốc khác có chức năng tương tự.
Quả Phật thủ có ăn được không?
Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong.
Do đó, quả Phật thủ không thể ăn trực tiếp được. Tuy nhiên, nó có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng cũng như các bài thuốc quý.
Nếu như vỏ cam, chanh hay quýt có thể sử dụng làm Siro phật thủ trị ho, viêm họng thì quả phật thủ cũng có công dụng y như vậy.
Dùng phật thủ sắc lấy nước uống hàng ngày có tác dụng chữa ho và là vị thuốc giúp tiêu hóa tốt.
Trà phật thủ cũng là một thức uống thơm, mát mà còn có thể chữa thêm các bệnh về dạ dày: đau dạ dày cấp tính, đau dạ dày mãn tính …
Nếu ngày Tết bạn đã rất quen thuộc với các loại mứt: dừa, cà rốt, gừng… Tết này hãy thử làm mứt phật thủ nhé, công thức rất đơn giản nhưng thành phẩm lại không kém phần hấp dẫn chút nào. Món mứt này còn có thể bảo quản sử dụng từ 6 tháng tới 1 năm nữa.
mut phat thu
Đặc biệt, phật thủ cũng được dùng làm gia vị trong cả các món ăn như: gà hấp lá sen cùng nấm và phật thủ, phật thủ hầm trái cây và nấm … đều là các món ngon, bổ.
Cháo phật thủ cũng là 1 món không thể không kể tới, sử dụng rất tốt cho người bị đau tức vùng ngực, ho…
Quả phật thủ đem ngâm rượu vừa có thể dùng trang trí phòng khách cũng có thể sử dụng trong việc chữa chứng rối loạn tâm thần ý thức.
Tổng hợp