Khỏe đẹp

Những sai lầm thường gặp khi thiết kế nội thất Homestay

Nhiều người cho rằng, kinh doanh Homestay là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều nhà đầu tư đã phải “ôm con bỏ chợ” vì mắc phải những sai lầm không đáng có. Nhất là trong khâu thiết kế thi công nội thất Homestay. Vậy những sai lầm ấy là gì và làm thế nào để khắc phục. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi bạn nhé!

Thiết kế Homestay giúp thu hút nhiều khách hàng ghé thăm và lưu trú. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư mắc phải nhiều sai lầm làm ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh.
Thiết kế Homestay giúp thu hút nhiều khách hàng ghé thăm và lưu trú. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư mắc phải nhiều sai lầm làm ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh.

 

Vậy mô hình kinh doanh Homestay là gì?

Mô hình kinh doanh Homestay là loại hình lưu trú mà khách du lịch sẽ “tá túc” tại nhà người dân để có cơ hội khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền.

Từ đó, khách du lịch sẽ có những cái nhìn chân thực và gần gũi hơn về cuộc sống và văn hóa nơi mình lưu trú.

Điểm đặc biệt của loại hình lưu trú homestay:

Khi ở khách sạn, khách du lịch sẽ được “phục vụ tận răng” nhưng đối với loại hình Homestay, khách du lịch sẽ phải “tự thân vận động” là nhiều. Tuy nhiên, khách du lịch lại rất yêu thích loại hình lưu trú này vì bản thân được tự nấu ăn, tự giặt giũ, cùng chia sẻ không gian sống với chủ nhà. Điều đặc biệt nữa là loại hình lưu trú homestay thường có giá thuê cực kỳ “hạt dẻ” và đa dạng, tùy vào quy mô, mặt bằng và trang thiết bị đầu tư.

Homestay đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.
Homestay đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.

Chủ nhà cũng nên đầu từ nhiều về mặt “hình thức” lẫn “nội dung” cho homestay của mình. Theo dõi thêm để hiểu hơn về các sai lầm trong thiết kế nội thất homestay. Nhờ vào những trải nghiệm đặc biệt mà loại hình này mang lại, khách du lịch lại có thêm nhiều lựa chọn cho kế hoạch du lịch của mình. Từ đó, chủ đầu tư lại có thêm cơ hội để phát triển và tăng thêm doanh thu.

Chính vì “độ hot” của homestay nên có rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn kinh doanh loại hình lưu trú này nhưng vì không chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để hiểu hơn về kinh doanh homestay, kế hoạch kinh doanh của các chủ đầu tư gần như thất bại.

Một trong những yếu tố đầu tiên khiến kế hoạch kinh doanh của chủ nhà trở nên thất bại là vì mắc phải những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay.

Sau đây là những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay mà các chủ nhà nên tránh:

Sai lầm #1 trong thiết kế nội thất homestay.

Sai lầm đầu tiên – Lơ là với vị trí thi công, vị trí thiết kế:

Vị trí thiết kế nói nôm na chính là “ấn tượng đầu tiên” của khách hàng đối với homestay của bạn. Nếu không phải là vị trí được “chọn mặt gửi vàng” thì chắc chắn khách hàng sau khi trải nghiệm có thể không dám đến ở lần thứ 2. Vì vậy, trước khi lựa chọn mặt bằng xây dựng và vị trí thiết kế, chủ đầu tư phải đảm bảo được:

Tính thuận tiện cho du khách: Tuy homestay nổi tiếng với sự độc lạ nhưng chủ đầu tư cũng nên cân nhắc rằng chẳng ai muốn “lội đèo, vượt suối”, mới có thể đến được homestay. Lựa chọn vị trí thuận tiện, không nhất thiết phải sát bên trung tâm nhưng phải đảm bảo được lộ trình dễ dàng di chuyển và không quanh co, trắc trở khi di chuyển.
Sự an toàn, an ninh cho du khách: Dù loại hình lưu trú này có giá thành khá rẻ nhưng cũng chẳng ai muốn ở tại một nơi suốt ngày khiến mình phải thấp thỏm lo sợ về việc đồ đạc, tư trang, tiền bạc của mình có thể “không cánh mà bay”, hoặc khó có thể yên tâm ở tại một nơi khiến bản thân “không dám bước ra đường nửa bước” vì…quá hẽo lánh hay ở gần khu “không mấy an ninh”… Vậy nên, các chủ đầu tư nên cân nhắc một vị trí có thể vừa thoáng đãng, vừa an toàn để khách hàng của mình có thể yên tâm hơn.
Luôn có biển hướng dẫn chỉ dẫn rõ ràng để du khách có thể “nhận diện” nơi lưu trú của mình: Chẳng có một khách du lịch nào muốn ở tại một nơi khiến mình vất vả tìm kiếm và thậm chí chẳng có biển hiệu để phân biệt.
Không gian phải thoáng đãng và phải có “view đẹp”: Đúng vậy, homestay chính là loại hình thu hút khách du lịch bởi vì nó có những góc “sống ảo” vạn người mê, những khóm hoa, sân vườn,… Những yếu tố này chính là những yếu tố khiến giới trẻ phải “điên đảo”.

Sai lầm #2 trong thiết kế nội thất homestay.

Sai lầm thứ 2 – Không chú trọng vào thiết kế và kiến trúc:

Nhiều chủ nhà nghĩ rằng homestay chỉ cần nhìn trông “dân dã, gần gũi” là được. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay.

Việc để cho homestay của mình trở thành một homestay “đúng chuẩn” là điều “tưởng dễ ai dè không dễ chút nào” vì chỉ cần đi không đúng hướng hoặc tìm hiểu không kỹ, homestay của bạn chẳng khác nào một nhà nghỉ bình thường. Mà homestay và nhà nghỉ lại là 2 thể loại hoàn toàn khác nhau.

Vậy nên, chủ nhà cần phải cân nhắc những điều quan trọng sau đây để tránh việc mắc phải sai lầm trong thiết kế nội thất homestay:

Nơi khách lưu trú phải trong tình trạng tốt, tránh tình trạng “xập xệ”: Tuy là mô hình homestay khác với mô hình khách sạn, tuy nhiên, tường, trần nhà, sàn nhà,… Nếu không thuộc dạng xây mới thì ít nhất phải còn tốt, không có tình trạng xuống cấp.
Phải thể hiện được “cái hồn” của địa phương: Kinh doanh homestay khác biệt ở chổ mỗi mô hình homestay đều mang lại một “hơi thở” rất mới nhưng cũng đậm chất địa phương, thể hiện được văn hóa bản địa. Có như vậy, bạn mới thu hút được khách du lịch.

Homestay gắn liền với phong tục, văn hoá vùng miền tạo nên dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng.
Homestay gắn liền với phong tục, văn hoá vùng miền tạo nên dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng.

Vật liệu xây dựng phù hợp, thể hiện được nét đặc trưng vốn có của khu vực đó: Chủ nhà nên chú trọng về việc chọn lựa vật liệu xây dựng để làm sao kiến trúc homestay vừa đẹp mà vật liệu xây dựng cũng phải phù hợp. Bạn không thể xây dựng lối kiến trúc Cố đô Huế và sử dụng các vật liệu xây dựng làm nên “cái hồn” cho cố đô Huế khi kinh doanh homestay tại Đà Lạt, du khách đến Đà Lạt chỉ vì muốn đắm mình trong bầu không khí và không gian “đậm chất Đà Lạt”.
Không gian phải là không gian mở: Điểm làm nên nét riêng biệt cho homestay đó chính là yếu tố không gian mở, khiến các du khách có thể hòa mình được với thiên nhiên.
Sạch sẽ và không trơn trượt (đối với lối đi, sân vườn): Dù thiết kế xây dựng có thật là đẹp và nhiều “mảng xanh” đi chăng ữa thì cũng phải đảm bảo không gian luôn sạch sẽ, không có rác và các lối đi, lối ra vào, lối tham quan luôn sạch và không bị trơn trượt bởi nước, nước mưa.
Đảm bảo được đủ độ chiếu sáng để khách thuận tiện sinh hoạt: Dù du khách có yêu thích không gian mở và yêu thích đắm mình trong thiên nhiên cách mấy thì việc chủ nhà “tiết kiệm” quá và ít bố trí đèn chiếu sáng hoặc không đủ ánh sáng lại là một chuyện hoàn toàn khác, điều này sẽ khiến trải nghiệm của khách hàng về homestay của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Ít nhất phải có một phòng tắm và toilet cho khách. Mặc dù mô hình kinh doanh homestay là nơi mọi người cùng nhau sinh hoạt nhưng việc khiến du khách phải đợi chờ quá lâu để có thể sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh sẽ khiến cho khách hàng hoàn toàn “phẫn nộ”. Bạn có thể thiết kế chung trong một khu vực hoặc tách riêng ra. Với trường hợp du khach phải dùng chung phòng tắm và toilet, phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 3m3, không quá chật.
Những yếu tố trên đây cũng chính là những yếu chủ chốt về sai lầm trong thiết kế nội thất homestay quyết định việc có tiếp tục lựa chọn homestay của bạn cho lần sau hay không.

Sai lầm #3 trong thiết kế nội thất homestay.

Sai lầm thứ 3 – Bỏ qua các yếu tố nội thất (trang thiết bị, tiện nghi):

Một trong những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay mà không ít chủ nhà thường mắc phải đó chính là không quan tâm đến trang thiết bị nội thất để mang lại sự tiện nghi cho khách hàng.

Tránh trường hợp mắc phải những sai lầm trong thiết kế nội thất homestay
Một homestay với sự chỉnh chu từ thiết kế nội thất sẽ “lấy lòng” được nhiều khách hàng.
Chủ nhà thường có suy nghĩ rằng: Homestay không cần thiết phải tiện nghi như khách sạn. Sự thật là suy nghĩ này hoàn toàn không sai, tuy nhiên, nó cũng không hề đúng. Việc kinh doanh homestay phải đảm bảo được sự thoải mái tối đa cho du khách, phải luôn khiến khách hàng cảm thấy như đang ở nhà.

Thiết kế nội thất Homestay với nhiều gam màu tươi sáng tạo cả giác thoải mãi, thư giãn cho khách hàng.
Thiết kế nội thất Homestay với nhiều gam màu tươi sáng tạo cả giác thoải mãi, thư giãn cho khách hàng.

Như vậy, kinh doanh Homestay không hẳn là một “mảnh đất màu mỡ” như nhiều người hay lầm tưởng. Bạn sẽ rất dễ dàng mắc phải các sai lầm khi thiết kế thi công nội thất, làm ảnh hưởng đến việc thu hút và giữ chân khách hàng. Vì thế, thông qua những chia sẻ trong bài viết trên đây, chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về mô hình Homestay để kinh doanh hiệu quả hơn.

Chúc bạn may mắn!

>>> Xem thêm: thiết kế homestay đẹp