Cây cảnh phong thủy, Khỏe đẹp, Kiến thức thực vật

Cây lưỡi hổ – Chuyên gia lọc không khí

Cây lưỡi hổ được biết đến là loại cây cảnh nội thất đứng đầu trong danh sách các cây cảnh có tác dụng làm giảm bớt hiệu ứng nhà kính. Chúng được trồng tại nhiều nơi, nhất là các tòa nhà cao ốc, đồng thời được tạo kiểu thành cây lưỡi hổ để bàn trang trí cho bàn làm việc và văn phòng công sở.

Nguồn gốc và tên gọi

Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ

Tên khoa học của cây là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi). Ở những nơi này thì lưỡi hổ là một nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất gai dầu, bện các loại vật liệu thiết yếu dùng trong đời sống (dây thừng, rổ, giỏ) nhờ tính dẻo dai bền chắc.

Cây lưỡi hổ hay còn được biết với tên gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng, lưỡi mẹ vợ (mother-in-law’s tongue). Mặc dù tiếng Việt là vậy, nhưng tên tiếng Anh của lưỡi hổ lại là Snake plant (cây Rắn) vì hình thù của nó giống con rắn dựng đầu hơn là lưỡi con hổ. Nghe tên có vẻ “hổ báo” nhưng loài cây này vốn dĩ vô cùng khiêm tốn với những chiếc lá vươn cao thẳng đứng đến khoảng 60cm, không tốn nhiều diện tích không gian mà lại có khả năng xanh tươi quanh năm, không cần nhiều công chăm sóc.

Cây lưỡi hổ – chuyên gia lọc không khí

“Máy” thanh lọc không khí đến từ tự nhiên

Cây lưỡi hổ là loài cây được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.

Các nơi như nhà máy sản xuất xe hơi, máy bay, gỗ dán, thảm trải, sản xuất sơn, máy in hay chốn văn phòng được khuyến cáo nên đặt lưỡi hổ xung quanh để giảm bớt tác động của các chất độc thải ra trong quá trình hoạt động. Thông thường, với phòng có diện tích khoảng 75m2, chỉ cần 1 cây lưỡi hổ 4 lá là đã có thể giữ cho không khí luôn trong lành.

SBS (Sick Building Syndrome) – triệu chứng thường thấy ở các toà nhà cao tầng (không phải hiệu ứng nhà kính) được mô tả là gây kích thích tai, mũi, cổ họng, làm ho, ngứa, đôi khi gây chóng mặt, mất tập trung, mệt mỏi, tệ hơn nữa là gây thắt ngực, mỏi cơ nhưng biến mất sau khi rời khỏi đó. Nên việc đặt cây lưỡi hổ ở những khu vực này cũng giảm bớt tác động của các nhân tố gây ra triệu chứng này.

Cây lưỡi hổ Golden Hahnii

Cây lưỡi hổ Golden Hahnii

Loại cây quang hợp ngay cả trong đêm tối

Cây lưỡi hổ thì bạn hoàn toàn yên tâm đặt cây này trong phòng ngủ cả đêm! Đa số các loài cây quang hợp thải Oxy vào ban ngày nhưng lại hấp thụ Oxy và nhả CO2 và ban đêm nên việc đặt trong phòng thì cực kỳ nguy hại, nhất là trong những phòng ngủ không có sự lưu thông không khí.

Nhưng với lưỡi hổ thì quá trình này có chút khác biệt, đêm về lưỡi hổ vẫn tiếp tục hấp thụ CO2 và nhả Oxy ra ngoài. Cây lưỡi hổ nằm trong nhóm cây thuộc loại CAM. Và bây giờ chúng ta cùng tìm cơ chế này là như thế nào nhé!

CÂY QUANG HỢP NGƯỢC (CAM – CRASSULACEAN ACID METABOLISM)

Cây trồng có cơ chế sinh học ngược hay một tên gọi khác đó là thực vật CAM hay cây quang hợp CAM ( tên tiếng anh là Crassulacean acid metabolism), “ngược” của loại cây này mang ý nghĩa là sự trao đổi chất có chứa acid Crassulacea.

Để dễ hiểu hơn thì các loài thực vật dạng CAM này sẽ có cơ chế sinh học khá “ngược” so với đa số các loài thực vật thông thường mà chúng ta biết đến. Chúng có quá trình phát triển bằng việc đóng kín khí khổng (khí khổng này được dùng để hấp thụ khí cacbon dioxit) vào ban ngày để từ đó ngăn cản được quá trình thoát hơi nước trong thực vật, thay vào đó sẽ giữ nước cho thân cây. Nên loài cây này chúng ta không cần tưới quá nhiều.

Khi vào ban đêm thời tiết lạnh và ẩm hơn thì lúc này khí khổng mới được mở ra để “nhả” phần lớn khí Oxi và lúc này cây mới bắt đầu hấp thụ hay “ăn” khí cacbon dioxit. Những loài cây thuộc dòng thực vật CAM này rất thích hợp sử dụng để trồng trong phòng ngủ vì ban đêm nó sẽ làm tăng lên lượng oxy, đồng thời cũng góp phần cho quá trình lọc và giảm bớt đi khí độc có thể gây hại cho cơ thể nếu có trong phòng của bạn. Không khí trong phòng sẽ trở nên dễ chịu, chất lượng giấc ngủ cũng nâng lên.

Trong quá trình diễn ra CAM, ngoài oxy, cây có giải phóng hơi ẩm ra ngoài không khí, và tiêu diệt các chất gây dị ứng. Vì đặc điểm này nên lưỡi hổ là cây lý tưởng để đặt trong phòng ngủ. Thường nếu phòng ít lưu thông không khí thì nên đặt chậu lưỡi hổ khoảng 6-8 lá.

Ngoài yếu tố sức khỏe, thì tại sao cây lưỡi hổ được các bạn nhân viên văn phòng ưa chuộng đặt trong phòng làm việc?

Cây lưỡi hổ

4 chậu cây lưỡi hổ

Tại sao chọn cây lưỡi hổ đặt ở bàn?

Những yếu tố về sức khỏe đã được đề cập bên trên, chúng ta cùng tìm những lý do khác nhé!

Trang trí cho góc làm việc thêm đẹp

Cây lưỡi hổ để bàn có kích thước vừa phải, lá xanh bóng và tươi tốt quanh năm tạo vẻ ngoài mát mắt và cuốn hút nên rất thích hợp làm cây trang trí trên bàn làm việc. Một chậu cây lưỡi hổ nhỏ đặt trên bàn sẽ khiến cho góc làm việc của bạn thêm sinh động. Sau những giờ làm việc với máy tính mỏi mắt và căng thẳng, chỉ cần nhìn những chiếc lá xanh bóng mỡ màng căng tràn nhựa sống của cây là bao nhiêu mệt mỏi cũng sẽ tan biến hết.

Không có nhiều thời gian chăm sóc cây cảnh

Cây lưỡi hổ cực kỳ dễ trồng và chăm sóc. Cây có nguồn gốc từ vùng sa mạc không hạn nên thích nghi tốt với điều kiện trong phòng điều hòa. Dân văn phòng bận rộn không có nhiều thời gian tỉ mẩn chăm sóc cây cảnh nên cây lưỡi hổ để bàn là lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Bạn có thể bỏ quên không tưới cây đến cả tháng trời cây vẫn xanh tốt.

Chính bởi sống ở điều kiện thiếu thốn như văn phòng nên cây luôn giữ được kích thước như ban đầu, không bị phá dáng, không phát triển nhanh nên để bàn làm việc luôn hợp lý và đẹp mắt. Cây lưỡi hổ để bàn được dùng để trang trí bàn làm việc, hội họp, đôi khi cũng được trang trí ở quầy tiếp tân nhìn rất duyên dáng.

Xem thêm:

Mách bạn vị trí đặt cây lưỡi hổ thích hợp

Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào?