Kiến thức thực vật

Có nên trồng cây mắc ca để thoát nghèo hay không

Trồng cây mắc ca

Macca hay Macadamia là loại cây ăn quả thân gỗ thuộc nhóm quả hạnh có vỏ cứng nhân dùng trực tiếp làm thực phẩm hoặc chế biến bánh kẹo mỹ phẩm. Nhân của hạt macca có hàm lượng dầu lên tới 78% cao hơn hầu hết các loại hạt điều, đậu phộng hay hạnh nhân.

Không chỉ có lượng dầu cao, hạt macca còn có tác dụng giảm colesteron, phòng trừ xơ vừa động mạch, các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp, bổ sung 20 loại axit amin và hàng loạt vitamin cho cơ thể con người.

Giá bán hạt macca trên thế giới từ 2 – 3 $/kg hạt thô tương đương 40.000đ – 60.000đ/kg cây macca ghép sau khi trồng 5 – 6 năm đã bắt đầu cho thu hoạch. 1 ha trồng thuần tại tây nguyên với mật độ 286 cây/ha cho thu hoạch từ 3 – 5 tấn hạt/ha/năm với giá bán 60.000đ/kg mang lại lợi nhuận 180 triệu – 250 triệu/ha/năm.

Nếu trồng xen canh trong vườn cà phê với mật độ 100 – 120 cây/ha năng suất macca thu được vào thời kỳ kinh doanh khoảng 1,2 – 2 tấn hạt/ha thì giá trị tăng thêm sẽ khoảng 120 – 160 triệu, đồng thời còn mang tính bền vững hơn cho vườn cà phê.

Có nên trông cây mắc ca hay không?

Có nên trồng cây mắc ca để thoát nghèo hay không

Với giá trị dinh dưỡng và kinh tế hiện macca là giống cây trồng thu hút được sự quan tâm và được kỳ vọng là sẽ góp phần thoát nghèo cho nông dân. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy hoạch vùng trồng cho cây macca và đây cũng không phải là loại cây có thể trồng ở bất kỳ vùng đất nào.

Do đó việc bà con trồng tự phát hàng nghìn cây macca sẽ dễ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt cây này trồng cây khác như vẫn đang diễn ra. Macca là loại cây ưa ẩm, mát và khô hạn xen kẽ, sinh trưởng và phát triển tốt ở biên độ nhiệt từ 12 – 30 độ C, nhiệt độ mùa ra hoa từ 18 – 21 độ C, lượng mưa hàng năm 1200 – 2500 mm, độ cao 300 – 1200 mét, đất trồng macca tốt nhất là đất thịt nhẹ thoát nước tốt tầng đất sâu ẩm.

Trồng cây macca ở nơi có gió mạnh, sương muối, mưa phùn ở thời điểm ra hoa cũng làm giảm năng suất. Giống macca được chọn để trồng cũng là điều bà con cần lưu ý theo các nhà nông nghiệp bà con nên sử dụng giống được xác nhận và trồng thử nghiệm thành công tại nước ta.

Kỹ thuật trồng cây macca

  • Kích thước hố trồng: 50 x 50 x 50 cm
  • Khoảng cách, mật độ trồng thuần macca là: 200 – 300 cây/ha
  • Khoảng cách, mật độ trồng xen macca là: 100 – 200 cây/ha
  • Trồng trên đất cằn với mật độ 400 – 500 cây/ha
  • Nếu trồng xen canh phải chọn loại cây có cùng thời điểm phân hoá mầm hoa để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sự phát triển của cây trồng

Bón phân cho cây macca

  • Bón lót phân chuồng trước khi trồng: 5 – 10 kg phân chuồng và 0,5 phân lân nung chảy
  • Bón bổ sung NPK và phân hữu cơ hàng năm
  • Nên bón bổ sung 200g đạm vào tháng thứ 9 – 10, 1kg lân vào khoảng tháng 11 – 12, 200 – 400g kali vào khoảng tháng thứ 2 – 3
  • Luôn duy trì và đảm bảo nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô để cây sinh trưởng, phát triển tốt và tránh rụng trái.

Phòng trừ sâu bệnh & đầu ra cây macca

Theo các nhà nông nghiệp hiện vấn đề sâu bệnh trên cây macca không khó để phòng trừ, các loại sâu bệnh thường thấy như rệp sáp, sâu kèn nhỏ… Để phòng tránh người trồng nên sử dụng các loại cây giống có tính kháng bênh, chỉ sử dụng cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn và sạch bệnh.

Một số loại bệnh hại như xì mủ thân, khô ngọn, thán thư… bà con nên thường xuyên thăm vườn kiểm tra để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Việc trồng macca không khó cái chính là tìm đầu ra cho sản phẩm bởi trên thực tế đã có rất nhiều việc trồng rồi chặt của cây cao su, ca cao, cà phê… khi không tìm được đầu ra cho sản phẩm hoặc giá bán thấp.

 Có nên trồng cây mắc ca để thoát nghèo hay không

Hiện nay ở các tỉnh tây nguyên người ta đã trồng tự phát hàng ngàn ha macca bất chấp sự cảnh báo của các ngành chức năng. Tại tỉnh đắc lắc diện tích cây macca khoảng 800 ha chủ yếu được trồng xem trong vườn cà phê nhưng đó chỉ là thống kê chưa đầy đủ.

Theo nghiên cứu cây macca sau khi trồng phải mất từ 4 – 7 năm mới cho quả và từ năm thứ 10 trở đi mới cho thu nhập ổn định. Mặt khác việc tiêu thụ chế biến hạt macca ở quy mô nhỏ do đó các nhà khoa học khuyến cáo người dân không nên chạy theo lợi nhuận tiến hành trồng macca một cách ồ ạt.

Có thể nói cây macca tuy mới được đưa vào trồng tại Tây Nguyên với diện tích thử nghiệm nhưng bước đầu cho thấy cây có thể trồng và phát triển được ở một số vùng sinh thái. Sau 9 năm trồng cây macca đã cho thu hoạch 7 – 9 kg hạt/cây, cá biệt với một số giống cho > 10kg hạt/cây với giá trị như hiện nay khoảng 60.000đ/kg cho giá trị thu được từ 180 – 300 triệu đồng/ha.

Hiệu quả là vậy nhưng trước khi trồng macca ngoài các yếu tố về đặc tính như điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước thì cần phải tính đến đầu ra của sản phẩm hay thị trường tiêu thụ để tránh đi vào vết xe đổ như một số loại cây trồng khác. Để cây macca trở thành cây giảm nghèo cho bà con nông dân vẫn còn nhiều việc cần làm như khảo sát, công bố vùng trồng thích hợp cũng như tìm ra bộ quy chuẩn về kỹ thuật canh tác, đầu tư nhà máy chế biến, nghiên cứu tạo nguồn giống chất lượng…

Bài viết được thực hiện bởi Vườn Cây Việt chuyên bán cây cảnh để bàn, cây cảnh mini và hạt giống cây trồng.

Keyword: Có nên trồng cây mắc ca để thoát nghèo hay không