Món ăn bài thuốc

Công dụng của Lựu – bài thuốc thất truyền

Lựu là 1 loại quả quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, công dụng của nó không phải ai cũng “quen thuộc”. Nhưng có 1 sự thật là công dụng của Lựu đã được khám phá từ rất rất nhiều năm về trước, nó rất được Đông y quan tâm nghiên cứu. Nhưng trải qua thời gian, và cùng với sự phát triển như vũ bão của các nhãn hàng mới khiến công dụng của Lựu dần bị phai mờ.

cong-dung-cua-luu

Tên khác: Thừi lựu – thạch lựu – bạch lựu

Cách trồng: Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Bộ phận dùng: Vỏ thân, cành, quả và rễ tươi hay khô.

Thu hái, chế biến: Dùng tươi, thu hái quanh năm.

Dùng khô: Vào mùa thu tách lấy vỏ thân và đào rễ tách lấy vỏ rửa sạch phơi khô. Khi dùng ngâm vào nước độ 2 – 3 giờ.

Công dụng: làm thuốc chữa sán.

Liều dùng: 20 – 30g

BÀI THUỐC ỨNG DỤNG:

Chữa sán (không cần uống thuốc tẩy)

Vp3 rễ lựu: 40g

Rễ chút chít: 8g

Hạt cau khô: 4g

Vỏ rễ lựu khô ngâm nước 3 giờ, thái nhỏ, cho thêm 500ml nước, sắc cùng với rễ chút chít, hạt cau, lấy 200ml. Đêm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống nước sắc này, chia làm 2 – 3 lần. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ. Đợi khi nào thật buồn đi ngoài thì đi. Khi đi ngoài cần đặt mông vào chậu nước ấm để sán ra hết.

Chú ý: Vỏ rễ lựu là 1 loài có độc, nên khi dùng phải hết sức thận trong. Phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng.

Bộ Y Tế Vụ Y Học Cổ Truyền – Cây hoa cây thuốc – NXB Y học