Đã có nhiều người sử dụng mướp đắng (khổ qua) để trị bệnh tiểu đường, công dụng này tuy chỉ truyền miệng nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất hiệu quả. Từ những kết quả khả quan trên, các nhà khoa học đã tìm hiểu công dụng của mướp đắng (khổ qua). Người ta nhận thấy, trong mướp đắng luôn tồn tại 2 mặt lợi và hại…
Khổ qua được chọn làm một trong 6 cây thuốc tiêu biểu trong bộ tem dược thảo phát hành năm 1996. Như vậy thì khổ qua có giá trị trị liệu đáng cho chúng ta tìm hiểu.
Giá trị dinh dưỡng: Theo tài liệu của Trường đại học Purdue về các loại rau quả châu Á nhập vào Mỹ, khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm.
Giá trị trị liệu: Trái và hạt khổ qua đều sử dụng được, có thể hỗ trợ cho các trường hợp điều trị tiểu đường; cải thiện đường huyết và cải thiện dung nạp glucose; giảm cholesterol, hạn chế tiến trình bệnh võng mạc (do biến chứng từ bệnh tiểu đường). Khổ qua còn có tác dụng kháng khuẩn, chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Giảm đau, chống chướng hơi, giải độc, táo bón, kiết lỵ, trĩ. Khổ qua góp phần trong việc chữa trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sẩy, eczéma, phỏng, nhiễm trùng da.
Lưu ý: Dùng khổ qua quá nhiều và lâu dài có thể gây rối loạn tiêu hóa; hoặc gây hôn mê do đường huyết tụt quá thấp. Do có tính mát, nên người có chứng rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh không nên dùng.
Nội dung
Công dụng tuyệt vời của mướp đắng
- Đối với sức khỏe
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tuy vị đắng nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưu thích vì tác dụng của nó với sức khỏe.
Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như protein, Lipit, cacbon hidrat, canxi, kali, magie, sắt,…
Lượng vitamin C trong mướp đắng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư…
Làm giảm lượng đường trong máu do đó nó được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Hệ tiêu hóa được cải thiện nếu bạn thường xuyên ăn mướp đắng. Ngoài ra, mướp đắng còn giúp lợi tiểu, bổ sung khí huyết, tuần hoàn máu, ổn định nhịp tim một cách tốt nhất.
- Mướp đắng làm đẹp
Làn da mịn màng, không còn mụn nhờ ăn mướp đắng cũng như sử dụng nước ép mướp đắng để uống hàng ngày, làm mặt nạ mướp đắng với trứng gà trị mụn trứng cá và mụn cám rất tốt.
Mướp đắng còn giúp chữa hôi nách, giảm cân, giúp vóc dáng thon gọn, tanh nhiệt giải độc cho cơ thể khỏe mạnh.
Món ăn bài thuốc từ khổ qua
– Gỏi khổ qua (giải nhiệt, giải độc, sáng mắt, hạ đường huyết): Khổ qua bỏ hột, bào mỏng, xóc ít muối, xả lại nhiều lần với nước sạch, vắt ráo. Xào tôm khô với tỏi cho thơm, cho vào khổ qua, vắt thêm chanh, cho nước mắm, đường nêm vừa ăn. Có thể bào thêm một ít su su trộn chung.
– Nước khổ qua (trị nóng gan, bốc hỏa, mắt đỏ sưng đau): Khổ qua tươi 500 gr, rửa sạch, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250 ml nước, nấu khoảng 10 phút. Uống thay nước.
– Cật heo xào khổ qua (giảm stress, ngủ ngon): Cật heo khía hoa ướp với hành tím băm, ướp gia vị và một chút dầu mè, để 5 phút cho thấm. Đun nóng dầu, cho cật heo vào xào đều tay, sau khi cật heo săn chín tiếp tục cho khổ qua đã cắt miếng nhỏ vào xào tiếp tục cho chín. Nêm nếm vừa ăn và cho ra đĩa, rắc hạt điều rang giã dập.
Những đối tượng không nên ăn mướp đắng
- Phụ nữ muốn có thai và đang mang thai
Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác động xấu đến khả năng sinh sản và thai nhi. Do đó những người đang mong muốn có con hay phụ nữ mang thai nên tránh xa món ăn từ mướp đắng.
- Người bị bệnh gan, thận
Vì mướp đắng có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất ra ngoài. Vì vậy những người mắc bệnh gan, thận không nên ăn mướp đắng.
- Người mắc bệnh tiêu hóa
Mướp đắng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các hoạt chất trong mướp đắng kết hợp vào sẽ tạo nên sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Khổ qua
Cách trồng mướp trong thùng xốp cho cây phát triển nhanh nhất
Tổng hợp