Hoa & Cây cảnh

Kỹ thuật trồng cây Vạn niên thanh tại nhà – cây cảnh đẹp Vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh có ý nghĩa phong thủy, mang lại may mắn trong gia đình hoặc công ty làm việc, do đó, Vạn niên thanh rất được nhiều người ưa trồng. Để có được một chậu Vạn niên thanh hoàn mỹ, cần tuân thủ kỹ thuật trồng cây Vạn niên thanh tại nhà

Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh

1. Chuẩn bị trước khi trồng cây Vạn niên thanh

 Làm đất

Tạo đất tươi xốp, đập cho nhuyễn đất, lựa sạch cỏ dại ra khỏi đất rồi trộn đều với trấu với tỷ lệ trấu: 1/5 + đất 2/5 + 1/5 xơ dừa + 1/5 phân ủ sẵn. Nên trộn hỗn hợp trên với phân lót, tỷ lệ: cứ 10kg đất thì trộn 100g phân lót.

Ngoài ra, người trồng có thể trộn với thuốc hoá học để diệt trừ mầm bệnh trong đất nếu cần thiết. Đối với những cây cần ít nước hay những cây dễ bị thối gốc do nhiều nước thì trộn trấu và đất với tỷ lệ ½ (trấu sống + trấu nhuyễn + xơ dừa) + ½ đất( đất ủ 90% + Đất ruộng 10%).

Chọn chậu

Người chơi cây có thể tự chọn chậu khi đường kính chậu và đường kính bầu cây đạt tiêu chuẩn là:

D (bầu cây) < 1,3D (chậu vào cây) 

Chọn cây

Người mua nên chọn những cây đủ điều kiện về sinh học như: sinh trưởng, phát triển tốt, cây không bị sâu bệnh hoặc sâu bọ, nấm rầy phá hoại, cây không gẫy thân, lá hoặc cành nhánh và có màu sắc đặc trưng.

2. Kỹ thuật trồng cây Vạn niên thanh

Dùng mảnh lót bằng sành, sứ đậy kín chỗ thoát nước dưới đáy chậu. Mảnh lót phải được đặt hơi vênh cho nước thừa thoát ra, tránh úng cho cây.

Đất được đưa vào đáy chậu với chiều cao bằng khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của bầu cây + (5cm – 7cm). Khi trồng, người trồng nên cho đất cao hơn bầu cây từ 1cm – 2cm và giữ mặt đất trong chậu thấp hơn miệng chậu 3cm – 5 cm và khi trồng xong cần tưới nước ngay. Với những cây nhiều nhựa và bị cắt rễ, người chơi cần để cây 1- 2 ngày cho vết cắt khô lại rồi tưới nước để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

Kỹ thuật trồng cây Vạn niên thanh
Kỹ thuật trồng cây Vạn niên thanh

3. Kỹ thuật chăm sóc cây Vạn niên thanh

– Nước: Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân, mùa hè cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước trên mặt lá.

– Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.

– Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Phải luôn giữ độ ẩm cho đất.

– Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

– Đốm lá: Khô hay ẩm quá đều gây đốm lá. Cần kịp thời loại bỏ lá hỏng, vào thời kỳ đầu cần phun Bordo Mix nồng độ 0,5%-1%.

Trên đây là kỹ thuật trồng cây vạn niên thanh và cách chăm sóc cây vạn niên thanh. Chúc các bạn thành công

Bạn cũng muốn trồng một loại cây giúp mang lại bầu không khí trong lành trong gia đình mình chứ? Hãy click ngay: Kỹ thuật trồng cây Lan ý tại nhà – cây cảnh đẹp Lan ý

Xem thêm: Cây vạn niên thanh và những ý nghĩa đặc biệt của cây ít người biết.

 

Tổng hợp