Món ăn bài thuốc

Mướp đắng – dùng không đúng cách hại nhiều hơn lợi

Mướp đắng là vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm giúp ích cho cơ thể. Nhưng nếu dùng mướp đắng một cách vô tội vạ thì thứ dược liệu này sẽ thành…độc dược.

tac-hai-cua-muop-dang

Nguy cơ hạ đường huyết:

Hạ đường huyết là một rối loạn bệnh lý xẩy ra khi nồng độ glucose huyết thanh giảm ở mức nghiêm trọng gây ra thiếu hụt năng lượng.

Khi ăn nhiều mướp đắng, charantin, Polypeptid-P và Vicine có thể khiến cho đường huyết hạ xuống. Vì thế, người bị huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng rất nguy hiểm.

Nguy cơ chống thụ thai:

Những nghiên cứu ở trên động vật cho thấy mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản.

Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch.

Quả chín của mướp đắng có tính sinh kinh nguyệt, vì thế chống thụ thai. Bởi vậy, những người đang có ý định sinh con tốt nhất nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, mướp đắng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Gây hại cho tế bào gan:

Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Thêm nữa, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Tuy nhiên, người ta cũng xác định mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Vì vậy, khi dùng mướp đắng bạn không nên dùng trong thời gian quá dài để tránh gây hại.

Ngoài ra, khi ăn mướp đắng, nên chú ý tới nguồn gốc của thực phẩm. Vì loại cây này dễ trồng nên có thể được trồng ở vùng đất cằn, nhiễm kim loại.

Nếu trồng trên loại thổ nhưỡng này, mướp đắng có thể bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho gan và các bộ phận khác trong cơ thể.

Kích thích sảy thai:

Mướp đắng gây sảy thai không chỉ là quan niệm dân gian mà đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.

Trong mướp đắng có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sảy thai và thuốc điều kinh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai và người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn

 

Tóm lại, tuy là dược liệu tốt, nhưng bạn không nên lạm dụng ăn quá nhiều mướp đắng. Điều này sẽ dẫn đến những tác hại không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: Mướp đắng có công dụng gì?

Chuabenh.info