Món ăn bài thuốc

Phụ nữ mang thai có nên ăn đậu nành?

Thời gian mang thai là lúc các thai phụ lo lắng nhất về thai nhi của mình. Nhiều thực phẩm bị kiêng khem, số khác thì được khuyên nên dùng. Điều này khiến các thai phụ luôn chú ý đến thực phẩm mà mình dùng hàng ngày. Và với đậu nành cũng vậy, họ luôn tự hỏi “phụ nữ mang thai có nên ăn đậu nành?”

phụ nữ mang thai không nên ăn đậu nành
Phụ nữ mang thai không nên ăn đậu nành?

Khi nhận thấy chế độ ăn giàu đậu nành ở chuột mang thai có thể dẫn tới những thay đổi lâu dài trong sự phát triển giới tính của thế hệ sau. Các nhà khoa học Mỹ đã khuyến cáo “phụ nữ mang thai không nên ăn đậu nành“.

Trong thử nghiệm của mình, các nhà khoa học tại Trường Y công cộng Johns Hopkins Bloomberg (bang Maryland) cho những con chuột mang bầu dùng chế độ ăn chứa nhiều genistein – hoóc môn thực vật chính có trong đậu nành. Họ nhận thấy có những biến đổi rõ rệt ở cơ quan sinh dục của chuột đực con: tuyến tiền liệt và tinh hoàn bị thay đổi kích thước, khả năng xuất tinh bị mất tuy số lượng tinh trùng vẫn bình thường. Cắt genistein khỏi khẩu phần ăn của chuột đực cũng không làm thay đổi được tình hình. Điều này chứng tỏ, những biến đổi nói trên chỉ liên quan tới việc tiếp xúc với hàm lượng lớn hoóc môn trong thời kỳ bào thai và bú mẹ.

Theo các nhà nghiên cứu, những hậu quả trầm trọng này không hề được ghi nhận ở phụ nữ ăn chay và phụ nữ châu Á (nơi đậu nành đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn). Tuy nhiên, cũng có một nghiên cứu cho rằng, các bà bầu ăn chay thường hay sinh con bị dị tật lỗ tiểu. Nhóm tác giả khuyến cáo, mặc dù còn cần thêm nhiều nghiên cứu mới, nhưng trước mắt các thai phụ vẫn không nên dùng đậu nành.

Các hóa chất kiểu oestrogen tổng hợp có trong mỹ phẩm, đồ nhựa và thuốc viên tránh thai đã bị kết tội làm thay đổi giới tính của cá sống ở những khúc sông bị ô nhiễm và làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Người ta cũng lo ngại rằng, hoóc môn tương tự ở thực vật là phytoestrogen có thể gây hại cho con người.

Genistein có trong đậu nành chính là một loại phytoestrogen. Hàm lượng lớn chất này được tìm thấy ở một số sữa bột dành cho trẻ nhỏ làm từ đậu nành và các thuốc dùng trong liệu pháp hoóc môn thay thế. Tuần vừa rồi, một ban cố vấn khoa học của Anh đã cảnh báo về nguy cơ đối với sức khỏe của sữa công thức (sữa bột) từ đậu nành.

Xem thêm:

Công dụng của cây chè vằng: Cây thuốc cho sản phụ