Món ăn bài thuốc

Công dụng của rau tía tô dưới góc nhìn Đông y

Không chỉ là một loại gia vị thông dụng, rau tía tô còn được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Dưới đây, Tài nguyên thực vật sẽ giới thiệu đến các bạn những công dụng của rau tía tô dưới góc nhìn Đông y.

Công dụng của rau tía tô dưới góc nhìn Đông y
Công dụng của rau tía tô dưới góc nhìn Đông y

Tên khác: Tử tô Mắng la (H’mông), Cùng pô (Dao)

Cách trồng: xem chi tiết TẠI ĐÂY

Bộ phận dùng: Lá, cành tươi hay khô và hạt.

Thu hái, chế biến: Hái lá bánh tẻ vào tháng 3 – 4, phơi khô trong râm mát. Cây đã hái lá chặt cả cây lấy cành phơi khô.

Hạt lấy ở cây không hái lá, khi quả già cắt cả cây phơi trong râm mát đến khô, đập lấy hạt, lấy lá và cành.

Công dụng của rau tía tô: Chữa cảm phong hàn, phụ nữ động thai, ho suyễn, nhiều đờm, ngộ độc thức ăn.

Liều dùng: 5 – 20g / ngày.

BÀI THUỐC ỨNG DỤNG

Bài 1: Chữa cảm phong hàn

Lá tía tô tươi: 20g

Hành hoa tươi: 10g

Gừng tươi: 2g

Tất cả rửa sạch, thái nhỏ trộn vào cháo nóng ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi, ăn 2 – 3 ngày liền.

Bài 2: Chữa phụ nữ động thai

Cành tía tô (tô ngạnh): 20g

Củ gai: 30g

Sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày, uống 1 – 2 ngày, có kết quả thì thôi.

Bài 3: Chữa ho suyễn có đờm

Hạt tía tô sao thơm: 6g

Hạt cải củ sao thơm: 6g

Hạt cải canh sao thơm: 4g

Bài 4: Chữa ngộ độc cua cá

Lá tía tô tươi: 30g

Rửa sạch, giã vắt lấy nước uống hoặc lá tía tô khô 20g sắc với 200 ml nước đun sôi 10 phút uống nóng.

Trên đây là Công dụng của rau tía tô dưới góc nhìn Đông y, nội dung được trích hoàn toàn từ: Cây rau cây thuốc – Bộ Y tế Vụ y học cổ truyền – NXB Y học