Món ăn bài thuốc

Nhũ hương là gì? Và công dụng của nhũ hương

Trong các thành phần trong thuốc bạn thường nhìn thấy sự xuất hiện của Nhũ hương như một thành phần quan trọng, nhưng thật chất nhũ hương là gì?công dụng của nhũ hương là đến đâu? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Nhũ hương là gì?

Nhũ hương – một cái tên không mấy quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng thật chất đây là một loại cây được ứng dụng cao trong Đông y.

Cây Nhũ hương tên khoa học là Boswellia carterii Birdw, là cây nhỏ, cao 4-5m, cây thô, da láng, màu vàng thẫm, có vảy. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa không đều. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, họp thành chùm nhạt, họp thành chùm dạng chùy. Quả nhỏ hình trứng, 3 cạnh, da láng bóng, mỗi quả có 1 hạt.

Bộ phận dùng : Nhựa cây Nhũ hương. Ngoài mặt sắc trắng mờ, trong sáng bóng, cắn vào thì dính răng, mùi thơm, đốt lên bay khói ra thơm mát, tàn tro sắc đen là đúng.

nhu-huong-la-gi

Bào chế:

+ Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 1 lạng Nhũ hương (40g) dùng 1/4 đồng cân (1g) Đăng tâm), hoặc sao qua với đăng Tâm rồi tán. Nếu tán một mình Nhũ hương thì sau này hút ẩm và đóng cục (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản: tránh ẩm, để nơi khô ráo, giữ mùi thơm.

Thành phần hóa học :

+ Nhựa cây 60-70%, gôm 27-35%, tinh dầu 3-8%. Thành phần chủ yếu của nhựa cây là Free Anpha, Bê ta- Boswellic acid 33%, Olibanoresene 33% (Wallis T E. Textbook of Pharmacognocy 2Ed 1951 : 467).

+ O-acetyl-Bêta-Boswellic acid) (Hairfeild E M và cộng sự, J Chromatogr Sci. 1989, 27 (3) : 127).

+ Dihydroroburic acid Ernesto Fattorusso và cộng sự, Phytochemistry 1983, 22 (12) : 2868).

+ Epilupeol acetate, Tirucallo Xaasan Cabdi Farah và cộng sự, C A 1985, 102 : 182459m).

Công dụng của nhũ hương

Trên lâm sàng phạm vi ứng dụng của Nhũ hương rất rộng.

1.Trị chứng kinh bế- đau kinh: phối hợp với thuốc Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa.

Trị đau vùng thượng vị phối hợp cùng thuốc hành khí như Xuyên luyện tử, Mộc hương, Trần bì.

Thuốc phối hợp với Khương hoạt, Tần giao, Đương qui, Hải phong đằng trị chứng tý như bài Quyên tý thang ( Y học tâm ngộ).

cong-dung-cua-nhu-huong-1

2.Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau: dùng các bài:

Nhũ hương định thống tán: Nhũ hương, Một dược, Xuyên khung đều 5g, Bạch chỉ, Xích thược, Đơn bì, Sinh địa đều 10g, Cam thảo 3g, tán bột mỗi lần uống 3 – 4g, ngày 2 lần với rượu hoặc nước tiểu trẻ em chưng lên.

Thất ly tán (Lương phương tập dịch) Nhũ hương, Chu sa, Một dược đều 5g, Huyết kiệt, Hồng hoa đều 6g, Nhĩ trà 10g, Xạ hương 2g, Băng phiến 3g, tán mịn trộn đều thành thuốc tán. Mỗi lần uống 0,2g với rượu.

3.Trị ung nhọt sưng đau:

Nhũ hương tiêu độc tán: Nhũ hương, Một dược đều 5g, Thiên hoa phấn, Đại hoàng, Hoàng kỳ, Ngưu bàng tử, Mẫu lệ đều 10g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.

Những nhọt vỡ lâu ngày khó lành miệng, dùng Nhũ hương, Một dược tán mịn trộn đều đắp ngoài có tác dụng tiêu sưng, sinh cơ tốt ( bài Hải phù tán trong Ngoại khoa trích lục).

cong-dung-cua-nhu-huong4.Trị viêm gan, vùng gan đau: dùng bài thuốc gồm: Nhũ hương, Một dược, Miết giáp, Ngũ linh chi, lượng bằng nhau sắc đặc tẩm gạc đắp lên vùng đau lúc còn ấm. Thẩm tích lâm dùng trị 32 ca, khỏi 21 ca, bớt đau rõ 6 ca, tiến bộ 3 ca ( Tạp chí Trung y Giang tô 1962, 8:39).

5.Trị Nhũ hạch: dùng bài Nhũ một băng hoàng cao ( Nhũ hương, Một dược, Hoàng bá, Đại hoàng) tán bột mịn trộn đều cho Băng phiến cất vào lọ nâu. Lúc dùng lấy tròng trắng trứng trộn thuốc cho vào gạc đắp lên vùng đau ( gạc dày 1mm) chườm nóng ngoài càng tốt, cứ 24 giờ thay thuốc cho tới khi tiêu hạch ( Tạp chí Trung y Thiểm tây 1982,3(6):41).

Liều dùng:

Thuốc uống cho vào thuốc thang, liều dùng từ 3 – 10g.

Chú ý lúc dùng: thuốc cho vào thang làm nước thuốc đục, uống dễ gây nôn, nên người đau bao tử dùng lượng nhỏ hơn, và không dùng lâu.

Không dùng cho người bệnh có thai.

Tổng hợp