Ổi là loại cây hết sức dẫn dã và quen thuộc trong đời sống người dân Việt Nam. Từ lâu, người dân Việt Nam ngoài dùng ổi để ăn quả thì ổi còn được biết đến như một loại dược liệu dân dã mà vô cùng hiệu nghiệm, người ta đã truyền tai nhau những cách chữa trị bằng ổi, bài viết này là tổng hợp lại một cách đầy đủ 13 công dụng chữa bệnh của cây ổi.
Giới thiệu
Ổi có tên khoa học là Psidium guajava L., hay còn được gọi với những cái tên “hạng sang” như thu quả, kê thỉ quả, bạt tử, phan quỷ tử, phan thạch lựu,…
Trong quả và lá ổi có chứa rất nhiều thành phần hóa học, điển hình có thể kể đến như là Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin, ngoài ra trong lá còn có chứa thêm một số dược chất như Volatile oil, Eugenol; quả chín chứa nhiều Vitamin C và các Polysaccharide; trong rễ có chứa Tanine và Organic acid, Arjunolic. Một số nghiên cứu đã cho thấy dịch chiết các bộ phận của ổi đều có khả năng kháng khuẫn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Nhìn chung, hầu hết các bộ phận của ổi đều có hoạt tính hóa hoc, nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn còn được nghiên cứu thêm.
Công dụng chữa bệnh của cây ổi
Sau đây là 13 công dụng chữa bệnh của cây ổi và một sốcách chế biến thuốc để điều trị dể thực hiện, có thể làm ngay tại nhà.
- Trị viêm dạ dày, ruột cấp và mãn tính
Cách 1: Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g. Mỗi ngày uống 2 lần
Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi, gừng tươi 6-9g, một ít muối ăn, trộn đều và vò nát tất cả, sao cho chín rồi săc uống. - Cửu lỵ
Cách 1: lấy 2 – 3 quả ổi khô, thái phiến, sắc uống
Cách 2: dùng 30 – 60g ổi tươi sắc uống - Trẻ em tiêu hóa không tốt: lấy 30g lá ổi, tây thảo 30g, hồng trà 1-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm 1 ít đường trắng và muối vào, trộn đều lên là dùng được. Uống mỗi ngày: nếu trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi thì dùng 250 ml, 1 năm tuổi trở lên thì dùng 500 ml, chia uống vài lần trong ngày.
- Ỉa chảy
Cách 1: Búp ổi hoặc vỏ ổi dộp khoảng 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống.
Cách 2: Búp ổi 12g, vỏ ổi dộp 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 20ml nước, sai khi cô lại thì còn 100 ml, trẻ em từ 2-5 tuổi thì dùng 5-1 ml cho mỗi lần uống, cách 2 giờ uống 1 lần; người lớn mỗi lần uống 20-30 ml, mỗi ngày 2-3 lần, cho đến khi nào hết thì ngưng - Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương, lượng bằng nhau, sắc hoặc hảm uống.
- Băng huyết: quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm
- Tiểu đường:
Cách 1: 250g quả ổi, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày.
Cách 2: mỗi ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g) - Đau răng: Vỏ rễ ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
- Thoát giang (sa trực tràng): lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rồi rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
- Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giả nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
- Bắp chuối: rễ cây ổi, gừng tươi, đường phèn, lượng vừa đủ, trộn tất cả lại rồi giã cho nát, lấy hỗn hợp đó đắp vào nơi bị bệnh.
- Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
- Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g, sắc với 1/2 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần
Lưu ý: Những người đang bị táo bón hoặc tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết thì không nên bào chế các loại thuốc trên.
Trên đây là 13 công dụng chữa bệnh của cây ổi rất dễ thực hiện, nên có thể chữa trị trong những trường hợp cấp bách. Hiện nay, công dụng của cây ổi vẫn còn đang được các nhà dược học nghiện cứu thêm, nên các bạn có thể quay lại trang web này để cập nhật thêm những thông tin mới nhất từ cây ổi nhé.
Nguồn: Vị thuốc và các bài thuốc hay