Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi… Bưởi là cây đa năng: lá, hoa, quả có thể dùng làm thực phẩm, làm thuốc;
Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết: “Bưởi có vị chua, tính lạnh, làm cho thư thái, trị được nôn nghén khi có thai, chữa lười ăn, đau bụng, tích rượu ăn không tiêu”, “vỏ bưởi có vị đắng cay, tính không đọc, có tác dụng thông lợi, trừ đờm, táo thấp, hòa huyết giảm đau, đau ruột, tiêu phù thũng, khi dùng bỏ cùi trắng lấy vỏ vàng sao dùng”.
Chữa đau dạ dày: Lấy 1 cốc hạt bưởi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh, rót nước sôi vào, đậy kín sau 2-3 giờ lấy nước uống. Có thể thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục nhiều ngày.
Chữa đau bụng, ăn không tiêu: Sắc nước vỏ bưởi uống, ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa trĩ: Rễ bưởi đào rửa sạch, thái nhỏ (20g/ngày) sắc uống.
Chữa sa bìu dái, bìu đau tức: Bưởi non mới hình thành hạt: 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ nấu nước uống. Dùng vài ngày.
Chữa đau bụng do lách to: Vỏ bưởi 12g sắc với 1 bát nước, còn nửa bát. Uống liên tục một tuần. Chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh: Lá bưởi non luộc chín hay nướng chín đắp vào rốn khi còn nóng.
Nước ép múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C.
– Tầm gửi cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.
Lưu ý: Nước ép bưởi khi dùng chung với thuốc tây có thể không cho sức khỏe. Vì nước bưởi chứa 40 furanocoumarin – một chất có thể ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm, như các loại thuốc làm giảm cholesterol, một số loại kháng histamin, một vài loại thuốc chống cương cứng và thuốc làm giảm huyết áp. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axít nên dễ làm yếu men răng và gây mòn cổ răng.
Ngọc Hưng
Nguồn: Cây cỏ và thuốc Nam. Công Trứ sưu tầm
Xem thêm:
Cách chọn bưởi ngon, mọng nước chưng tết